Thong kinh nguyen phat, và thong kinh thứ phát đều dùng để chỉ hiện tượng dau bung kinh ở phụ nữ khi
đến thời kỳ kinh nguyệt, bệnh này gây ảnh hưởng đế khả năng học tập cũng như
sinh hoạt hàng ngày của chị em, đôi khi nó lại là biểu hiện của một số bệnh khác
như lac noi mac tu cung, u xơ tử cung, u nang buong trung,…
Thong kinh nguyen phat khác gì so với thứ phát (ảnh minh họa) |
Thong kinh nguyen phat, và thống kinh thứ phát có tên gọi chung là thong kinh, chúng được phân biệt như thế là bởi vì những lý do sau:
Thong kinh nguyen phat hay còn
gọi là thong kinh vô
căn, là đau bụng khi hành kinh của một chu kì kinh có phóng noãn, nhưng khám
không tìm thấy một nguyên nhân thực thể nào. Thong kinh thường xuất hiện sớm
vào lúc dậy thì, ngay sau nhưng lần có kinh đầu tiên trong đời, đó là do căng
thẳng thần kinh khi thấy kinh mà chưa hiểu biết, hoặc đã bị ảnh hưởng bởi hiện
tượng dau bung kinh của những người xung quanh, trong những năm sau Thong kinh có
thể nặng lên. Phần lớn phụ nữ đều bị Thong kinh nguyen phat . Độ tuổi có tỉ
lệ mắc chứng này cao nhất là thanh thiếu niên kế đến là những người dưới 30 tuổi,
tuy nhiên có nhiều người bị thong kinh thường xuyên cho đến lúc mãn kinh.
Đau bụng trong thong kinh nguyen phat là đau trằn bụng
dưới, đau dữ dội từng cơn, kiểu đau co rút, đau lan ra sau lưng hay mặt trong
đùi. Đau thường xuất hiện trước khi có kinh vài giờ hoặc ngay khi bắt đầu thấy
kinh, kéo dài một vài ngày và có thể kèm theo buồn nôn, ngất xỉu, tiêu chảy,
đau đầu và sốt.
Cơ chế đau trong Thong
kinh nguyen phat được giải thích như sau: các tế bào nội mạc tử cung tiết
ra prostaglandin và các chất chống viêm khác. Vào cuối chu kì kinh, do thay đổi
nồng độ hormone sinh dục nên prostaglandin được tiết ra nhiều hơn. Người ta thấy
rằng, những phụ nữ thong kinh, nồng độ prostaglandin cao hơn bình thường.
Prostaglandin làm tử cung co thắt. Tử cung co thắt gây siết chặt mạch máu tử
cung làm cho các tổ chức thiếu oxy vì không đủ máu nuôi, lớp nội mạc hoại tử và
tróc ra. Đau trong thong kinh
nguyen phat chính là do co thắt tử cung và do thiếu oxy. Ngoài đau bụng,
prostaglandin còn gây triệu chứng đau đầu, buồn nôn, nôn, và tiêu chảy.
Trong thong kinh nguyen phat, khám phụ khoa không phát hiện
một dấu hiệu đặc biệt nào.
Thống kinh thứ phát là
thống kinh có nguyên nhân hay bệnh lý cụ thể nào đó. Triệu chứng đau bụng trong
thống kinh thứ phát giống như thong kinh nguyen phat nhưng đau thường xuất hiện
trước khi có kinh cả tuần, đau kéo dài hơn đến khi không còn thấy kinh và có thể
đau vào các thời điểm khác trong tháng. Thống kinh thứ phát thường xuất hiện muộn
sau nhiều chu kì, nhiều năm không thống kinh, độ tuổi thường bị là 30 - 40.
Các nguyên nhân thực thể trong thống kinh thứ phát thường là
lạc nội mạc tử cung, viêm tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung, ung thư tử
cung, đặt vòng tránh thai, chít hẹp lỗ tử cung, dính nội mạc tử cung, tử cung dị
dạng, u hoặc u nang buồng trứng, vòng tránh thai.
Cơ chế đau trong thống
kinh thứ phát tùy theo bệnh lý mà khác nhau. Một phần trong cơ chế đau cũng
tương tự như Thong kinh nguyen phat là do prostaglandin.
Để chẩn đoán xác định bệnh lý gây thống kinh thứ phát, người
bệnh cần phải khám phụ khoa, siêu âm, soi ổ bụng, soi buồng tử cung, chụp cộng
hưởng từ MRI...
Điều trị bệnh này như
thế nào?
Đối với các cô gái mới có kinh lần đầu, cần được người lớn
như: bà, mẹ, chị gái, cô, dì, cô giáo, bạn gái... đã có kinh nghiệm chăm sóc,
giải thích cặn kẽ về sinh lý và vệ sinh kinh nguyệt, cần phải biết rằng kinh
nguyệt không phải là bệnh mà chỉ là một hiện tượng sinh lí bình thường của người
phụ nữ.
Điều trị chung cho cả thong kinh nguyen phat và thống kinh
thứ phát là điều trị triệu chứng đau bằng các loại thuốc giảm đau chống viêm
không có steroid như: naproxen, ibuprofen, ketoprofen... Thuốc có tác dụng làm ức
chế tổng hợp prostaglandin, làm giảm co thắt tử cung, giảm lượng máu kinh. Các
thuốc này nên uống trước hoặc ngay khi bắt đầu thấy kinh, uống trong 2 - 3
ngày. Những phụ nữ bị đau dạ dày tá tràng có thể dùng loại kháng viêm không có
steroid ức chế COX-2 như meloxicam 7,5mg ngày uống 1 lần.
Đối với trường hợp đau dạ dày tá tràng và thống kinh mức độ
nhẹ có thể dùng thuốc giảm đau thông thường, không có tác dụng ức chế
prostaglandin như paracetamol (viên 500mg). Có thể dùng hormone sinh dục như
thuốc tránh thai để giảm đau, tuy nhiên, việc dùng thuốc này cần phải khám phụ
khoa và phải có sự theo dõi của bác sĩ sản khoa. Cơ chế tác dụng của thuốc là ức
chế sự rụng trứng và giảm nồng độ prostaglandin, làm giảm co thắt tử cung, làm
giảm đau khi có kinh.
Giảm đau khi bị thống
kinh?
Tắm rửa hàng ngày bằng nước nóng vì nước nóng làm tử cung giảm
co thắt nên giảm đau. Tương tự, chườm nóng vùng bụng dưới giúp giảm đau.
Xoa bóp vùng bụng dưới hoặc lưng, châm cứu, ấn huyệt, kích
thích thần kinh bằng điện cực qua da, kéo nắn cột sống... đều có tác dụng giảm
đau.
Thể dục đều đặn hàng ngày làm giảm nồng độ estrogen (một
hormone sinh dục nữ). Người ta thấy rằng những phụ nữ tập thể dục thường xuyên
ít đau bụng kinh hơn những phụ nữ khác. Các bài tập aerobic, đi bộ, chạy bộ, đạp
xe có thể giảm đau. Việc tập thể dục như vậy giúp ức chế prostaglandin hay là
tăng phóng thích morphin nội sinh giúp giảm đau. Trong những ngày hành kinh, nếu
thấy mệt mỏi thì nên nghỉ ngơi hợp lí.
Ăn uống đầy đủ, ít thịt và chất béo, đặc biệt bổ sung các chất
như ma-nhê, kẽm, acid béo omega-3, vitamin B1 (100mg/ngày), vitamin B6
(200mg/ngày), vitamin E (400UI/ngày). Vitamin E uống 2 ngày trước và 3 ngày sau
khi có kinh, cần chú ý là vitamin E có thể gây ra hành kinh kéo dài.
Không uống cà phê, không uống rượu vì rượu làm đau kéo dài,
không hút thuốc lá và tránh môi trường có khói thuốc lá.
0 comments:
Post a Comment