Sunday, 30 March 2014

Lạc nội mạc tử cung những điều cần biết

Lac noi mac tu cung là một benh phu nu thường gặp, gây cảm giác khó chịu cho chị em, đồng thời nó cũng là một nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ.
lac noi mac tu cung
Lạc nội mạc tử cung (ảnh minh họa)
Nội mạc tử cung là lớp lót bên trong tử cung, lớp này thường bong ra khi hành kinh và lại được tái tạo khi sạch kinh. Ngoài ra nó có nhiệm vụ như một cái đệm êm ái giúp thai nhi "nằm" ở đó. Lac noi mac tu cung là tình trạng nội mạc tử cung nằm sai vị trí, có mặt không chỉ ở mặt trong của tử cung mà có thể “di chuyển” sang ổ bụng, thành tử cung, buồng trứng…, ở đó nội mạc tử cung tiếp tục chịu ảnh hưởng của nội tiết tố sinh dục, phát triển và thoái triển theo chu kỳ kinh nguyệt.  
Lac noi mac tu cung hình thành do tất cả những yếu tố làm cho máu kinh chảy ngược lại. Ở con gái, có thể do trong ngày hành kinh, cổ tử cung đóng kín (lẽ ra phải hé mở) nên khi tử cung co bóp đẩy máu kinh ra thì máu chảy ngược lại.  Ở phụ nữ có gia đình, đa số nguyên nhân là do giao hợp khi có kinh, dương vật đã đẩy máu kinh đi ngược lại.

Đây là một bệnh lý khá phổ biến, chiếm tỷ lệ khoảng 2% phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ. Bệnh thường tiến triển âm thầm, có thể trong nhiều năm, gây hậu quả tai hại nhất là vô sinh.

Bệnh nhân lac noi mac tu cung có các triệu chứng như: dau bung kinh dữ dội trong chu kỳ kinh nguyệt, bệnh càng lâu ngày thì đau càng nặng và đặc biệt là gây vô sinh nếu không được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, người bệnh cũng thường bị đau trong và sau khi giao hợp, khi đi vệ sinh và một số triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn, xuất huyết nhiều, bệnh có khả năng phát triển thành một số loại ung thư. 
Thường được chẩn đoán là lac noi mac tu cung thì bạn ít khả năng có thai. Các bác sĩ phụ khoa sẽ cho bạn uống thuốc tránh thai nhằm hạn chế sự phát triển của bệnh. Có thể mổ nội soi bằng laser nhằm đốt những mảnh "lạc". Nếu phụ nữ đã lớn tuổi mới bị lac noi mac tu cung thì khi mãn kinh những mảnh "lạc" sẽ tự teo lại.
Chứng lac noi mac tu cung thường thấy ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, đặc biệt từ 31 đến 45 tuổi. Biểu hiện lâm sàng điển hình là đau bụng trước kỳ kinh nguyệt, thậm chí kéo dài cho đến nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, có người đau bụng cho đến ngày cuối của chu kỳ.

Theo thời gian, cơn đau bụng sẽ ngày càng nặng, kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, nôn ọe, đi tả... Những mảnh nội mạc tử cung và hàm lượng prostaglandin tăng quá cao chính là nguyên nhân gây ra các cơn đau bụng này. Những mảnh lac noi mac tu cung chứa máu kinh; khi bọc này vỡ ra, bệnh nhân sẽ có cơn đau bụng cấp tính.

Phương pháp điều trị bệnh

Uống thuốc: Uống các loại thuốc tạm ngừng kinh, mang thai giả. Khi người bệnh quá đau, có thể phối hợp sử dụng loại thuốc đối kháng với chất cơ bản của tuyến tiền liệt prostaglandin.

Phẫu thuật: Bao gồm các phương pháp sau:

 + Phẫu thuật đối kháng: Nếu người bệnh trẻ tuổi hoặc cần phải giữ gìn cơ năng sinh dục, có thể tiến hành bóc tách bọc lạc nội mạc tử cung. Phương pháp này đơn giản, vết mổ tương đối nhỏ. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể sớm tranh thủ mang thai. Nhược điểm là tỷ lệ tái phát cao.

  + Phẫu thuật cắt toàn bộ tử cung: Đối với những người không có nhu cầu sinh con nữa, có thể tiến hành cắt bỏ toàn bộ tử cung cho đến vùng nhiễm, giữ lại một phần buồng trứng. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân phải uống thuốc trị bệnh. Tỷ lệ tái phát rất thấp.

  + Phẫu thuật triệt tận gốc của bệnh: Nếu phụ nữ ở vào thời kỳ tiền mãn kinh, có thể chọn phương pháp cắt bỏ toàn bộ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng và những vùng bị lây nhiễm bệnh.

0 comments:

Post a Comment