Saturday 29 March 2014

Bệnh trúng phong

Bệnh trúng phong hay có tên gọi khác là bệnh dot quy là chứng bệnh phát sinh cấp, đột ngột và rất nặng. Y học hiện đại gọi đây là tai bien mach mau nao. Bệnh thường gặp ở những người hư yếu, người cao tuổi, huyết áp cao (tang huyet ap)… Trung phong có thể xảy ra quanh năm nhưng mùa đông và mùa xuân gặp nhiều hơn. 
benh trung phong
Bệnh trung phong(ảnh minh họa)
Các loại tai biến thường gặp:
Nhồi máu não hoặc xuất huyết não sẽ làm cho não tủy bị tổn thương. Thường thấy có những biểu hiện sau:
- Hôn mê: thường thấy ngay từ đầu. Nếu nhẹ thì tinh thần hoảng hốt, mê muội, thích khạc nhổ hoặc ngủ mê man. Nếu nặng thì hôn mê, bất tỉnh. Có bệnh nhân lúc đầu còn tỉnh táo, vài ngày sau mới hôn mê. Đa số bệnh nhân trung phong khi hôn mê kèm nói sảng, vật vã không yên.
- Liệt nửa người: Nhẹ thì cảm thấy tay chân tê, mất cảm giác, tay chân không có sức. Nặng thì hoàn toàn liệt. Thường chỉ liệt một bên và đối xứng với bên não bị tổn thương. Đa số liệt dạng mềm, chỉ có một số ít liệt dạng cứng, co rút. Thường lúc đầu bị liệt dạng mềm rũ, tay chân không có sức, nhưng một thời gian sau, lại bị co cứng, các ngón tay, chân không co duỗi được.
- Miệng méo, lưỡi lệch: thường gặp ở giai đoạn đầu của bệnh trung phong kèm chảy nước miếng, ăn uống thường bị rớt ra ngoài, khó nuốt.
- Nói khó hoặc không nói được: Nhẹ thì nói khó, nói ngọng, người bệnh cảm thấy lưỡi của mình như bị cứng. Nếu nặng, gọi là trung phong bất ngữ, không nói được. Thường một thời gian sau chứng khó nói sẽ bình phục dần.Cũng có thể nhẹ hơn, không bất tỉnh nhân sự, nhưng vẫn có thể bán thân bất toại.
Nguyên nhân trung phong
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến bị trung phong là do ngoại phong và nội phong. Hải Thượng Lãn Ông cho là thỉnh thoảng mới có ngoại phong. Còn 70-80% do âm hư, 10-20% do dương hư, vì hư yếu sinh phong.
- Về ngoại phong: Kim quỹ yếu lược ghi: “Do lạc mạch hư rỗng nên phong là thừa hư xâm nhập”. Linh khu ghi: “Hư tà ở nửa thân, nó vào sâu ở dinh vệ, nếu dinh vệ suy yếu thì chân khi sẽ đi và phong tà một mình lưu ở đó thành “thiên khô” (khô nửa người). Tố Vấn (Phong Luận) ghi: “Phong trúng huyệt du của ngũ tạng lục phủ là phong của tạng phủ, các cửa ngõ bị trung phong đó gọi la thiên phong” (phong nửa người).
- Về nội phong: Lưu Hà Gian nói: “Khi hơi thở mất bình thường thì âm hỏa bạo thậm”. Lý Đông Viên ghi: “Cả bốn mùa trong năm nếu giận buồn quá thì đều thương khí, hoặc người béo phì có thân hình thực, song có khí suy”. Chu Đan Khê ghi: “Thấp sinh đờm, đờm sinh nhiệt, nhiệt sinh phong”.
Triệu chứng lâm sàng:
Tuy nhiên dựa vào triệu chứng lâm sàng, thì trung phong có thể phân làm hai trường hợp sau
- Chứng Bế: Hai tay nắm chặt, hàm răng cắn chặt, thở khò khè như kéo cưa, mặt đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hồng, sác, huyền là chứng bế loại dương chứng. nếu nằm yên, không vật vã, thở khò khè, rêu lưỡi trắng trơn mà có nhớt, mạch trầm hoãn, là chứng bế loại âm chứng
-Chứng Thoát: Mắt nhắm, miệng há, thở khò khè, tay chân duỗi ra, nặng thì mặt đỏ, mồ hôi ra thành giọt, chân tay lạnh, rêu lưỡi trắng trơn, mạch vi, tế, muốn tuyệt.
Nguyên tắc điều trị bệnh
Trung phong là chứng cấp, xẩy ra đột ngột, vì vậy, phải chữa ngọn (tiêu) trước. Chú trọng đến việc khứ tà. Thường dùng phép bình Can, tức phong, thanh hóa đờm nhiệt, hóa đờm, thông phủ, hoạt huyết, thông lạc, tỉnh thần, khai khiếu. Thường phân ra chứng bế và thoát để dễ xử lý.
Bế chứng: khứ tà, khai khiếu, tỉnh thần, phù chính.
Thoát chứng: cứu âm cố dương.
Đối với chứng ‘nội bế ngoại thoát’ nên phối hợp khai khiếu, tỉnh thần với phù chính cố bản.
Khi điều trị di chứng, thường thấy hư thực lẫn lộn, tà thực chưa giải hết đã thấy xuất hiện hư chứng, nên phù chính, khứ tà, thường dùng phép dục âm, tức phong, ích khí, hoạt huyết.

 http://benhtanghuyetap.vn/

0 comments:

Post a Comment