Lời khuyên hữu ích cho người bị u xơ tử cung

U xơ tử cung là bệnh phụ nữ dễ gặp trong độ tuổi sinh sản, đây thực chất là những cục biếu thịt có thể nằm ngoài bìa hoặc ở trong long tử cung, u này là u lành tính, tuy nhiên chị em cũng cần chú ý không nên chủ quan.

Cách khắc phục hiện tượng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ

Điều trị kinh nguyệt không đều như thế nào luôn là mối quan tâm của chị em phụ nữ, bởi khi kinh nguyệt không đều nó là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh phụ nữ có thể mắc phải như: thiếu máu, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung

Phương pháp chữa bệnh gút hiệu quả

Phương pháp chữa bệnh gut như thế cho hiệu quả có lẽ là một vấn đề đáng quan tâm, vì đây là một bệnh có thể phá hủy và làm biến dạng khớp, ngoài ra nó còn làm giảm chức năng suy thận, rối loạn mỡ máu, tiểu đường…

Một số nguyên nhân gây vô sinh mọi người cần lưu ý

Chữa vô sinh như thế nào có lẽ luôn là những thắc mắc được quan tâm nhiều nhất hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển vì thế các nhà khoa học y học đã khám phá được gốc rễ của vô sinh, để từ đó đưa ra các biện pháp chua vo sinh hợp lý, giúp đem lại hạnh phúc cho những cặp vợ chồng hiếm muộn.

Khi bị sỏi thận nên làm gì?

Sỏi thận là một trong những bệnh về đường tiết niệu, không những gây khó chịu cho người bệnh mà nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của bệnh nhân. Vậy khi bị sỏi thận bạn nên làm gì? Sau đây là một số thông tin hữu ích cho người bị sỏi.

Thursday 7 August 2014

Thoát hóa cột sống gây ra hiện tượng gì?

Tôi bị thoái hóa đốt sống cổ đã nhiều năm. Trước đây tôi không thấy có biểu hiện gì đáng lo ngại nhưng gần đây tôi thấy thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt. Xin hỏi hiện tượng đó có phải do thoái hóa đốt sống cổ không? Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ra biến chứng gì?
Nguyễn Văn Hải (Lạng Sơn)

Trả lời

Thoái hóa khớp là tổn thương thoái hóa của sụn khớp, đặc trưng bởi quá trình mất sụn khớp và hình thành tổ chức xương tân tạo cạnh khớp. Với thoái hóa cột sống nói chung và cột sống cổ nói riêng, quá trình lão hóa xảy ra ở đĩa đệm và tổ chức xương đốt sống. Đây là một bệnh khớp thường gặp nhất ở người có tuổi gây đau và hạn chế vận động. Chẩn đoán thoai hoa cot song cổ: bệnh nhân đau mỏi kiểu cơ học, đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi;cảm giác đau lưng, hạn chế vận động cột sống cổ: khó cúi, ngửa, nghiêng, quay cổ; kèm tiếng lắc rắc khi vận động cột sống. Thoái hóa cột sống cổ có thể không có triệu chứng mà chỉ có hình ảnh trên Xquang. Chụp Xquang thấy có hình ảnh tam chứng của thoái hóa: hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn và mọc gai xương (mỏ xương).

Biến chứng do thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Các biến chứng có thể gặp của bệnh thoái hóa cột sống cổ bao gồm các triệu chứng chèn ép thần kinh gây đau dọc từ cổ xuống vai và cánh tay một hoặc cả hai bên; chèn ép các động mạch đốt sống gây đau đầu, chóng mặt; hãn hữu có chèn ép tủy, biểu hiện bằng yếu, đau tứ chi, đi lại khó khăn hoặc liệt không vận động được. Trường hợp của bác, đau đầu chóng mặt có thể do thoái hóa gây chèn ép động mạch đốt sống. Tuy nhiên cần lưu ý ở người cao tuổi có thể mắc các bệnh khác dẫn đến đau đầu chóng mặt như tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp, xơ vữa mạch máu, rối loạn mỡ máu, rối loạn tiền mãn kinh (ở nữ giới), hoặc tai biến mạch não hay u não, thoát vị đĩa đệm… Chính vì vậy bác nên đến các cơ sở y tế để khám toàn diện, chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.
tìm hiểu thêm triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Monday 5 May 2014

10 mẹo chữa đau bụng kinh từ thiên nhiên

Mỗi lần đến chu kỳ kinh nguyệt thì bạn lại gặp phải những triệu chứng như mệt mỏi, khó chịu, đau nhức cơ thể và đau bụng...Tất cả đều là những triệu chứng của đau bụng kinh.Ngoài những biện pháp chữa dau bung kinh bằng thuốc Tây y và các chế độ của bác sĩ thì cũng có những mẹo chữa đau bụng kinh từ thiên nhiên.

1. Gừng
Gừng chính là một trong vị thuốc hữu hiệu từ thiên nhiên giúp bạn thoát khỏi các cơn đau bụng kinh, thong kinh hay tình trạng tắc kinh. Bạn chỉ cần lấy 1 lát gừng nhỏ, giã nhuyễn rồi ngâm trong  nước sôi với một chút mật ong hoặc đường trong 3 phút. Sau đó, bạn uống nước gừng, bạn sẽ không còn cảm giác khó chịu nữa. Bạn nên uống nước gừng trong những ngày kinh nguyệt sau bữa ăn. Với những phụ nữ sau sinh, bạn nên sử dụng mật ong đã qua xử lý chứ không dùng mật ong tươi để tránh gây nhiễm khuẩn cho bé.


2. Sữa pha bột quế

Sữa pha bột quế trị đau bụng kinh hiệu quả
Cách chữa đau bụng kinh hiệu quả tiếp theo chính là uống sữa pha với bột quể. Bạn chỉ cần pha một cốc sữa ấm, sau đó cho thêm vào 2 thìa bột quế, khuấy đều và thưởng thức. Loại đồ uống này sẽ làm giảm các cơn đau bụng và các cơn đau nhức toàn thân.

3. Vừng, đu đủ và đồ cay


Khi bị đau bụng kinh, bạn có thể pha bột vừng với nước ấm để uống hay ăn đu đủ xanh hoặc ăn các đồ ăn cay thì những cơn đau sẽ dần bị đẩy lùi. Đặc biệt, các loại thực phẩm này còn giúp bạn điều hòa kinh nguyệt, kinh nguyet khong deuNếu như bạn có kinh nguyệt quá nhiều, bạn có thể ăn hoa chuối với sữa chua. Món ăn dân giã này sẽ giúp bạn tăng lượng  progesterone và giảm lượng máu trong cơ thể hiệu quả.

4. Mùi tây

Nước ép mùi tây giảm đau bụng hữu hiệu
Cách giảm đau bụng kinh cuối cùng mà Phunutoday giới thiệu với bạn ngày hôm nay chính là nước ép mùi tây. Bạn lấy mùi tây rửa sạch ép lấy nước cùng với cà rốt hay dưa chuột. Pha thêm một chút đường hoặc muối nếu bạn thích. Cách 2 tiếng bạn uống một lần sẽ giúp bạn giảm những cơn đau bụng kinh và duy trì kinh nguyệt đều đặn.

5. Dứa:
- Dứa có chứa chất bromelain có khả năng giúp làm giảm cơn đau bụng kinh của chị em, ngoài ra nó  còn có chất chống viêm, giảm sự phát triển của các tế bào ung thư.

6. Hạt bí đỏ:
- Trong hạt bí đỏ có chứa hàm lượng kẽm cao được chứng minh là giúp làm giảm triệu chứng đau bụng trong ngày kinh nguyệt.
Nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như cải xoăn, cải lá xanh, bông cải xanh và sữa chua.

7. Uống nhiều nước trong ngày “đèn đỏ”:
- Uống 2,5 lít nước mỗi ngày, uống nhiều nước cũng là cách giảm đau hiệu quả.
Thực phẩm giúp giảm đau ngày "đèn đỏ", thuc pham giup giam dau ngay den do

8. Nên ăn các loại hạt họ đậu
- Trong ngày “đèn đỏ” bạn mất 1 lượng máu lớn nên cần bổ sung magie và sắt nên ăn các thực phẩm giàu magie như đậu tương, đậu xanh, đậu đỏ…nó cũng giúp các bạn giảm đau bụng trong ngày “đèn đỏ”.


9. Củ cải: có chứa nhiều vitamin E và vitamin C, ngoài ra các khoáng chất và canxi chứa trong củ cải sẽ giúp giảm đau bụng trong thời kì kinh nguyệt.

10. Uống trà hoa cúc
Trà hoa cúc là loại trà thảo dược có lợi cho cơ thể con người. Các chất chủ yếu có trong loại hoa cúc có tinh dầu Volatite và Flavonoid có tác dụng chống co thắ, giãn cơ, điều chỉnh nhu động ruột, chống viêm và đặc biệt có tác dụng giảm trực tiếp quá trình viêm mô, kháng khuản, kháng nấm, chống dị ứng,…

Vì vậy, trà hoa cúc được coi như một “phương thuốc” chống viêm, giảm đau tự nhiên. Uống trà hoa cúc thường xuyên ngoài tác dụng khắc phục được các cơn co rút cơ (chuột rút) nó còn giúp bạn giảm đau bụng kinh.

Đau bụng kinh không nên chủ quan!

Trong cuộc sống hằng ngày, đau bụng kinh không còn là vấn đề xa lạ của mỗi chị em phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt nữa. Nó thường ảnh hưởng không it đến tâm sinh lý và cuộc sống, nhưng không ít người tìm hiểu rõ về những cơn đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt. 

Đau bụng kinh (thong kinh) có thể chia làm 2 loại là nguyên nhân và kế phát.
Đau bụng kinh nguyên phát thì sau khi có kinh nguyệt lần đầu tiên thì bắt đầu bị đau, phần nhiều là đau có tính công năng, thấy nhiều ở những thanh nữ chưa kết hôn, chưa sinh con.
Đau bụng kinh kế phát là sau khi có kinh nguyệt một thời gian mới xuất hiện, phần nhiều đau có tính khí chất, thường thấy do nguyên nhân dị vị màng trong tử cung, viêm khoang chậu, đặt vòng tránh thai tử cung, lac noi mac tu cung, v.v.. Đau thường xuất hiện sau khi hành kinh mấy giờ, hoặc trước khi hành kinh một, hai giờ là bắt đầu, trong những ngày hành kinh đau tăng nặng thêm. Có thể là đau quặn ở bụng, đau trướng tức, đau như sa sụt bụng xuống, khi đau dữ dội có thể buồn nôn, nôn mửa, da mặt trắng xanh, chân tay lạnh ngắt, thậm chí hư thoát (là hiện tượng bệnh lâu ngày, nguyên khí hư nhược, tinh khí hết dần v.v…)


Đau bụng kinh có thể gây nên cho người bệnh khó chịu, khi dau bung kinh nghiêm trọng càng có thể ảnh hưởng đến làm việc và sinh hoạt, do dó việc đề phòng và điều trị bệnh đau bụng kinh cần phải được coi trọng hết sức.

Đề phòng:
Người bệnh thường ngày cần chú ý tăng cường dinh dưỡng, tăng cường tập luyện, rèn luyện thân thể để tăng cường thể chất, chú ý kết hợp giữa lao động và nghỉ ngơi.
Nhận thức chính xác những tri thức về vệ sinh sinh lý có liên quan đến kinh nguyệt. Tiêu trừ những tâm trạng lo sợ, căng thẳng đối với kinh nguyệt.
Chú ý vệ sinh kinh nguyệt, khi hành kinh tránh vận động quá mạnh và ăn những thức ăn sinh lạnh, chú ý giữ ấm thân thể, tránh bị ẩm ướt sinh lạnh.

Điều trị
1. Điều trị bằng thuốc:
Thuốc giảm đau có thể ức chế sự hợp thành PG, từ đó mà giảm nhẹ co bóp tử cung. Thuốc thường dùng có APC, Flufenamic acid v.v..
Thuốc chống co giật, có thể làm cho bộ phận khe hẹp của tử cung thư giãn, mà cho kinh huyết ra nhẹ nhàng mà giảm thiểu đau. Thuốc thường dùng có loại Atropin, có thể uống hoặc tiêm.
Sex hormone, như dùng lượng nhỏ Estrogen, dùng để làm cho tử cung phát dục tốt, dùng lượng lớn Estrogen có thể ức chế rụng trứng nhưng do vì ức chế công năng bình thường của buồng trứng, nên cần sử dụng một cách thận trọng. Progestin có thể ức chế sự thu co tử cung. Dùng kết hợp Estrogen và Progestin như thuốc tránh thai cũng có thể ức chế rụng trứng mà hết đau.
2. Điều trị bằng phẫu thuật.
Đối với những trường hợp có một số dị dạng nào đó ở tử cung hoặc vị trí nào đó không tốt, có thể tiến hành phẫu thuật để chỉnh hình
Đối với những trường hợp cổ tử cung hẹp có thể phẫu thuật mở rộng cổ tử cung, làm cho kinh huyết được thông thoát mà hết đau.