Tai bien mach mau nao là một bệnh nguy hiểm, để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh. Chính vì thế mọi người hãy tự trang bị cho mình những kiến thức quan trọng để có thể phòng tránh cũng như hạn chế những hậu quả đáng tiếc của tai bien mach mau nao cho bản thân cũng như người thân cho gia đình.
Tai bien mach mau nao (ảnh minh họa)
|
Tai bien mach mau nao được coi là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Theo Tổ chức y tế thế giới tai bien mach mau nao được định nghĩa như sau:
+ Biểu hiện các rối loạn về chức năng thần kinh như hôn mê, liệt nửa người, nói đớ, nuốt bị sặc. xuất hiện nhanh, đột ngột.
+ Các rối loạn chức năng này thường tồn tại quá 24 giờ.
+ Các khám xét và thăm dò đã loại trừ nguyên nhân sang chấn thương sọ não.
Phân loại tai bien mach mau nao:
- Khỏi hoàn toàn trước 24 giờ: Gọi là thiếu máu não cục bộ thoáng qua. Hiện nay coi là yếu tố nguy hiểm, không phải là tai bien mach mau nao thực sự. Những người này có thể bị tai biến mạch máu não thực sự sau đó nếu không quan tâm đến việc điều trị và phòng ngừa.
- Khỏi hoàn toàn sau 24 giờ bị liệt gọi là thiếu máu não có hồi phục.
- Khỏi một phần và di chứng kéo dài.
- Không hồi phục hoặc nặng lên liên tục.
- Tử vong
Nhận biết dấu hiệu tai bien mach mau nao: Trên thực tế người bị tai biến mạch máu não có 2 dạng thường gặp là nhũn não và xuất huyết não, cả 2 dạng này đều có những biểu hiện chung sau đây:
- Rối loạn về tri giác: Có nhiều trường hợp người bệnh vẫn còn tỉnh táo, nhưng đa số là có tri giác giảm sút như: lơ mơ, ngủ gà đôi khi là hôn mê.
- Rối loạn về vận động như: Liệt nửa người, nếu nặng người không tự đi lại được, trường hợp nhẹ người bệnh đi khó khăn khi đi hay bị rớt dép, liệt mặt cùng bên với bên bị liệt, liệt các cơ hầu họng làm cho người bệnh nuốt khó khăn khi ăn uống dễ bị sặc, thức ăn rớt vào đường hô hấp gây nghẹt thở có thể gây tử vong cho bệnh nhân. Ngoài ra người bệnh có thể bị tình trạng nói khó, hay không nói được, tiêu tiểu cũng không điều khiển được.
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh:
Trên thực tế rất khó xác định nguyên nhân gây ra tai bien mach mau nao, với phương tiện chẩn đoán hiện đại là CT-Scan chúng cũng chỉ có thể xác định được dạng tai bien mach mau nao là nhũn não hay xuất huyết não chứ không xác định được nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não. Về mặt lý thuyết người ta nhận thấy xuất huyết não hay chảy máu trong là do vỡ động mạch ở não (có thể do huyết áp cao làm vỡ động mạch não hoặc do vỡ mạch máu não bị dị dạng bẩm sinh). Nhũn não thường mạch máu não bị tắc nghẽn. Sự tắc nghẽn này do nhiều lý do trong đó có liên quan đến xơ vữa động mạch, một số bệnh tim mạch tạo ra cục máu đông trong tim theo dòng máu lên não làm tắc động mạch não.
Chăm sóc bệnh nhân tai biến như thế nào?
- Tình trạng liệt cơ hầu họng làm cho nuốt khó khăn, dễ bị sặc khi ăn uống, gây tai biến hít vào phổi. Trường hợp nhẹ thì viêm phổi, nặng hơn là nghẹt đường hô hấp gây ngừng thở và tử vong. Khi cho ăn thức ăn nên xay nhuyễn, lỏng dễ nuốt nhưng cần nhớ là phải chứa đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu tình trạng ăn quá dễ sặc, bác sĩ sẽ cho đặt ống ăn từ mũi xuống dạ dày.
- Loét xương cụt dễ xảy ra vì bệnh nhân bị liệt nằm một chỗ, không tự xoay xở được và tình trạng tai biến làm rối loạn thần kinh mạch máu dinh dưỡng da. Vì vậy người chăm sóc nên xoay trở bệnh nhân thường xuyên.
- Nhiễm trùng phổi hay gặp vì tình trạng liệt làm người bệnh nằm nhiều không thể hít thở sâu được, cộng với sự tiết nhiều đàm nhớt làm cho phổi thường xuyên bị ứ đọng các chất tiết này dễ dẫn đến nhiễm trùng. Để tránh những biến chứng này, người chăm sóc nên đỡ người bệnh ngồi dậy, nhắc người bệnh hít thở sâu và vỗ lưng. Vỗ lưng là việc làm rất đơn giản mà có hiệu quả. Cách vỗ lưng đúng như sau: Đỡ người bệnh ngồi dậy, xếp kín các ngón tay, lòng bàn tay hơi khum, vỗ đều hai bên lưng từ giữa lưng lên hai vai. Tránh động tác sai là xòe bàn tay đánh vào lưng người bệnh.
- Đau khớp vai bên bị liệt vì khi ngồi trọng lượng cánh tay kéo khớp vai sệ xuống và khi đỡ ngồi người nhà hay nắm tay bên liệt kéo bệnh nhận ngồi dậy dẫn đến giãn khớp vai. Để tránh biến chứng này, các bệnh nên treo tay bên liệt bằng miếng vải hình tam giác hay dùng một khăn lông lớn. Khi đỡ ngồi thì nâng phía sau cổ không nên kéo tay bên liệt.
Phục hồi chức năng sau tai biến:
Mục tiêu của phục hồi chức năng là chống teo cơ và cứng khớp giúp tăng phần nào sức cơ, nó có ý nghĩa rất lớn với người bệnh tai bien mach mau nao, Phục hồi chức năng gồm các vấn đề chính sau đây:
- Trong trường hợp liệt nặng hoàn toàn nên tập thụ động tại giường. Tập tất cả các khớp từ khớp ở ngón tay, ngón chân đến các khớp lớn như khớp vai khớp háng. Tập mỗi lần 15 - 30 phút ngày 2 - 3 lần.
- Trong trường hợp liệt bán phần, người bệnh còn cử động được nhưng khó khăn thì cần tập trợ giúp nghĩa là cho người bệnh tập bình thường, khi thấy động tác nào khó khăn thì giúp cho người bệnh cử động hết tầm hoạt động của khớp. Trong những trường hợp này đôi khi phải dùng thêm dụng cụ trợ giúp.
- Còn nếu liệt nhẹ người bệnh còn tự sinh hoạt được có thể tự tập luyện theo hướng dẫn của kỹ thuật viên vật lý trị liệu, vài lần sau tự tập. Khi thuần phục cần học thêm những bài tập khác cao cấp hơn. Lưu ý tập dáng đi đúng đẹp, không cần đi nhanh. Tránh dáng đi tự phát không nhấc chân lên cao dáng đi chân phát cỏ.
0 comments:
Post a Comment