Lời khuyên hữu ích cho người bị u xơ tử cung

U xơ tử cung là bệnh phụ nữ dễ gặp trong độ tuổi sinh sản, đây thực chất là những cục biếu thịt có thể nằm ngoài bìa hoặc ở trong long tử cung, u này là u lành tính, tuy nhiên chị em cũng cần chú ý không nên chủ quan.

Cách khắc phục hiện tượng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ

Điều trị kinh nguyệt không đều như thế nào luôn là mối quan tâm của chị em phụ nữ, bởi khi kinh nguyệt không đều nó là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh phụ nữ có thể mắc phải như: thiếu máu, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung

Phương pháp chữa bệnh gút hiệu quả

Phương pháp chữa bệnh gut như thế cho hiệu quả có lẽ là một vấn đề đáng quan tâm, vì đây là một bệnh có thể phá hủy và làm biến dạng khớp, ngoài ra nó còn làm giảm chức năng suy thận, rối loạn mỡ máu, tiểu đường…

Một số nguyên nhân gây vô sinh mọi người cần lưu ý

Chữa vô sinh như thế nào có lẽ luôn là những thắc mắc được quan tâm nhiều nhất hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển vì thế các nhà khoa học y học đã khám phá được gốc rễ của vô sinh, để từ đó đưa ra các biện pháp chua vo sinh hợp lý, giúp đem lại hạnh phúc cho những cặp vợ chồng hiếm muộn.

Khi bị sỏi thận nên làm gì?

Sỏi thận là một trong những bệnh về đường tiết niệu, không những gây khó chịu cho người bệnh mà nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của bệnh nhân. Vậy khi bị sỏi thận bạn nên làm gì? Sau đây là một số thông tin hữu ích cho người bị sỏi.

Showing posts with label suy thận. Show all posts
Showing posts with label suy thận. Show all posts

Monday, 7 April 2014

Phòng tránh hậu quả của u nang buồng trứng

U nang buong trungbenh phu nu có thể gặp ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời, bệnh này nếu phát hiện và chữa trị sớm sẽ không sao, nhưng nếu phát hiện muộn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh con cũng như tính mạng người phụ nữ.
Phòng tránh biến chứng của bệnh u nang buồng trứng
Phòng tránh biến chứng của bệnh u nang buồng trứng
Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng hậu quả để lại thì rất nặng nề, không những làm phụ nữ lo lắng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe sau đây là một số ví dụ cụ thể
Chị Trần Thị Minh (Từ Sơn – Bắc Ninh) theo đúng giấy hẹn đi khám thai định kỳ ở tháng thứ 3, thời gian khám kéo dài hơn mọi lần bởi chị phải làm thêm một số xét nghiệm. Linh tính có chuyện chẳng lành, chị Minh bàng hoàng khi được thông báo bị u nang buong trung. Dù được bác sỹ trấn an là khối u lành tính và mới chớm bị nhưng chị Minh vẫn không khỏi lo lắng bởi chị đang ở giai đoạn thai kỳ nên sẽ dễ đến những biến chứng khó lường cho cả thai phụ và thai nhi. Nguy hiểm hơn, chị cũng có thể đối mặt với việc sẩy thai, xuất huyết âm đạo, sinh non, băng huyết hoặc sót nhau sau sinh.
Chị Trần Thanh Phương (Đan Phượng – Hà Nội) là sinh viên năm 2 của một trường ĐH ở Hà Nội, thời gian này bỗng xuất hiện những cơn đau âm ỉ bên hố chậu và trong những ngày kinh nguyệt. Kết quả kiểm tra cho thấy buồng trứng phải của chị xuất hiện khối u nang,biểu hiện bệnh rất rễ nhầm lẫn với triệu chứng bệnh xơ tử cung. Tai chị Phương như ù đi khi hay tin dữ. Chị Phương bảo từ trước đến giờ mình rất khỏe mạnh, lại chưa từng quan hệ tình dục bao giờ, làm sao lại bị u nang buong trung được.
Bệnh u nang buong trung được hình thành bên trong buồng trứng và là bao nang chứa đầy dịch. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Bệnh viện K: “Khối u phụ khoa gặp rất nhiều ở chị em phụ nữ Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Đặc biệt, rất nhiều phụ nữ trẻ hiện nay đã có khối u ở buồng trứng, có thể u nang, có thể u đặc, có thể u ác tính ở buồng trứng”.
U nang buong trung được chia làm 2 loại là: u cơ năng và u thực thể. U cơ năng thường do rối loạn chức năng của buồng trứng gây ra, nó có thể tự mất đi sau một thời gian mà không cần bất cứ phương pháp điều trị nào. Đối với những khối u nang thực thể thì phương pháp điều trị hiệu quả nhất là phẫu thuật bóc tách và cắt bỏ. Nếu không được điều trị kịp thời các khối u này sẽ biến chứng: "xoắn" hoặc "khoá".
Cũng giống như nhiều benh phu nu khác, bệnh u nang có các triệu chứng rất mơ hồ, khó phán đoán. Người bệnh vẫn có cuộc sống bình thường, vẫn có hành kinh và sinh đẻ bình thường. Đa số trường hợp chỉ phát hiện được khối u buồng trứng một cách tình cờ khi siêu âm bụng hay khi khám phụ khoa định kỳ. 90% u nang buong trung là u lành nhưng cũng có tới 10% là ác tính. Nếu không kịp thời chữa trị có thể chuyển sang ung thư buồng trứng, đe dọa rất lớn đến khả năng phát triển và rụng trứng, gây khó khăn trong quá trình thụ thai và có con của chị em.
Ngoài ra, u nang buong trung còn có thể dẫn đến biến chứng xoắn u gây đau quặn bụng cấp tính, vỡ u, chèn ép gây rối loạn tiêu hoá, đường tiết niệu, dẫn tới suy thận hoặc thành u ác tính.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy,khi phụ nữ lạm dụng quá nhiều thuốc, làm việc quá sức, stress, tình trạng béo phì cùng chế độ ăn uống mất cân bằng là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng u nang buong trung.
Chị em nên khám phụ khoa định kỳ hàng năm hoặc 6 tháng/lần là một trong những cách tốt nhất để kịp thời phát hiện và điều trị sớm u nang buong trung. Bởi bệnh này càng được phát hiện sớm thì càng ít có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng làm mẹ của người phụ nữ.
Bên cạnh đó, chị em cần có chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, điều chỉnh cân nặng phù hợp, tránh hút thuốc và bổ sung thêm các sản phẩm thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên để ngăn chặn sự “hoành hành” của u nang buong trung. Khi phát hiện u nang buong trung, chị em cần điều trị ngay nhằm hạn chế tối đa những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.


Sưu tầm

Monday, 24 March 2014

Suy thận là gì?

Suy thận là một bệnh rất nguy hiểm và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh, như mọi người đã biết thận để lọc máu, hai quả thận có khảng 1 triệu đơn vị thận, tuy nhiên con người có thể mất 50% số đơn vị thận này mà vẫn sống bình thường, bệnh suy thận sảy ra nếu mất nhiều hơn số đơn vị thận này.
Bệnh suy thận
Mô hình thận (ảnh minh họa)

Ở một số trường hợp, Thận của một người có thể chết đi, tạm ngưng hoạt động hoặc không thể hoạt động được vì một bệnh lý nào đó. Nếu chỉ tạm ngưng hoạt động trong thời gian ngắn và được điều trị đúng, kịp thời, thận sẽ hoạt động trở lại.
Dấu hiệu biểu hiện bệnh
-       Có thể nhận biết triệu chứng của suy thận cấp qua số lượng nước tiểu thải ra trong ngày. Nếu bệnh nhân không có nước tiểu, hoặc nước tiểu đi được có lượng dưới 100ml trong vòng 24g là dấu hiệu cho biết bị suy thận cấp. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các dấu hiệu khác như phù, sưng mặt, sưng mi mắt do ứ nước trong cơ thể.
-       Trong khi đó, triệu chứng của bệnh suy thậnmãn lại kín đáo hơn. Bệnh nhân thường chỉ có triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, không muốn ăn, thiếu máu (thận còn có chức năng tiết ra kích thích tố để sinh hồng cầu). Nếu không để ý, bệnh nhân sẽ không đi khám bệnh và bỏ qua các triệu chứng này.
Để chẩn đoán suy thận mãn sớm, phải cần đến những xét nghiệm cơ bản là đánh giá nồng độ urê máu và créatinine máu. Để phát hiện sớm một bệnh nhân có bị suy thận mãn hay không, trong quá trình theo dõi các bệnh lý nội khoa (cao huyết áp, tiểu đường…) bác sĩ phải thường xuyên cho bệnh nhân kiểm tra định kỳ hai chỉ số urê và créatinine.
Phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa suy thận mãn, khi bị nhiễm trùng đường tiểu phải đi khám và điều trị đúng cách; tránh bị sạn thận bằng cách uống nước nhiều. Khi bị sạn thận (cũng có thể gây ra nhiễm trùng đường tiểu) phải điều trị ngay để không gây bế tắc.
Uống đủ nước để duy trì lượng nước tiểu khoảng 1,5 lít/ngày. Không nên ăn quá nhiều đạm động vật, vì ăn nhiều đạm sẽ làm thận phải hoạt động nhiều hơn (chức năng chính của thận là biến dưỡng chất đạm).
Tránh ăn mật cá, mật rắn, tránh để nhiễm trùng, nhiễm độc… Khi bệnh nhân có bệnh cao huyết áp, tiểu đường... cần tuân thủ điều trị thuốc và thực hiện chế độ ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ.
Với những người chỉ còn một thận (cho người khác một thận, có bệnh lý bị teo một thận, bị sạn thận làm hư mất một thận, bị chấn thương mất một thận...), không có dự trữ thứ hai, tuyệt đối tránh các biến chứng do những bệnh khác gây ra.
Cần chú ý quan sát các hiện tượng như nước tiểu đục, tiểu ra máu, tiểu đêm, đau, rất có thể bạn đã mắc một số bệnh lien quan đến thận, hoặc một số bệnh nguy hiểm khác. Vì vậy, để biết chính xác việc tiểu đục, tiểu ra máu, đau lưng, tiểu đêm... liên quan đến bệnh lý thận hay không, bệnh nhân đến bệnh viện để khám bệnh. Hiện nay ở TP.HCM, các bệnh viện đã làm được nhiều loại xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng... để tầm soát và phát hiện sớm các bệnh lý về thận.


Monday, 17 March 2014

Tăng axit uric máu, nguyên nhân và cách phòng tránh

Tang axit uric mau là một trong những nguyên nhân chính góp phần gây nên benh gut, tuy nhiên không phải cứ tang axit uric là bị gut - đây thực chất là quá trình lắng đọng axit uric gây tổn thương ở khớp.
tang axit uric mau
Tăng axit uric máu dễ dẫn tới gut (ảnh minh họa)
Nồng độ axit uric máu bình thường luôn được giữ ổn định ở nồng độ dưới 7,0 mg/dl (420 micromol/ l) trong quá trình cân bằng giữa tổng hợp và đào thải chất này. Bất kỳ nguyên nhân nào làm mất cân bằng hai qua trình tổng hợp và đào thải này, chẳng hạn tăng tổng hợp axit uric hoặc giảm thải trừ axit uric đều làm tăng axit uric trong máu.
Axit uric máu tang khi lượng axit uric trong máu tăng cao hơn giới hạn bình thường (tuỳ theo chỉ số của mỗi phòng xét nghiệm, tuổi, giới), thường ở nam là trên 7,0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l), ở nữ trên 6,0 mg/l (360 micromol/l).
Hiện nay có một thực tế là rất nhiều người, kể cả các bác sỹ không phải chuyên khoa, cho rằng cứ tang axit uric mau là bệnh Gut và cho điều trị luôn. Đây là quan niệm sai lầm vì chỉ coi là có bệnh Gut khi tang axit uric mau đi kèm với sự lắng đọng axit uric và gây tổn thương ở khớp hay những tổ chức khác.
Nguyên nhân chính làm tăng axit uric máu:
Vậy câu hỏi đặt ra là nguyên nhân của tình trạng tang axit uric mau là gì, và khi nào thì phải điều trị tình trạng tang axit uric mau không triệu chứng.
Về nguyên nhân tang axit uric mau người ta thấy có một số nguyên nhân chính sau đây:
- Nhóm suy giảm khả năng bài xuất axit uric ở ống thận tiên phát đa nguyên nhân, đặc biệt trong trường hợp ăn nhiều thức ăn chứa nhân purin, nghiện rượu. Loại này thường có tính chất gia đình, khởi phát thươờng do uống quá nhiều rươợu. Đây là nhóm hay gặp nhất (90% các trường hợp).
- Nhóm tăng tạo axit uric nguyên phát (bẩm sinh). Đây là nhóm nguyên nhân hiếm gặp (dưới 1%) do có các bất thường về enzym: thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzym hypoxanthine guanine phosphoribosyltransferase (HGPRT), hoặc do tăng hoạt tính của enzym phosphoribosylpyrophosphate (PRPP).
- Nhóm nguyên nhân còn lại (chiếm khoảng 10%) là tình trạng tăng axit uric thứ phát: do tăng sản xuất axit uric do ăn uống nhiều thức ăn có nhân purin (đặc biệt các thịt màu đỏ như chó, bò, dê, cá biển...); uống nhiều rượu; do tăng huỷ tế bào gặp trong bệnh đa u tuỷ xương, thiếu máu tan máu, bệnh bạch cầu (leucemia), dùng hoá chất gây độc tế bào điều trị ung thư; bệnh vẩy nến...Tăng axit uric thứ phát còn do giảm bài tiết axit uric ở thận. Nhóm này có các nguyên nhân như nghiện rượu, suy thận mạn tính, tăng huyết áp, tình trạng nhiễm toan ceton trong đái tháo đường hay nhịn đói lâu ngày, tình trạng nhiễm toan lactic ở người nghiện rượu.
- Một trong nhứng nguyên nhân gây giảm bài tiết axit uric là do sử dụng thuốc. Các thuốc thường gặp là aspirin liều thấp; phenylbutazone liều thấp; đa số các thuốc lợi tiểu dùng kéo dài (trừ nhóm spironolactone) như thiazide, furosemide; thuốc điều trị lao như ethambutol, pyrazinamind; các thuốc axit ethacrynic, axit nicotinic...
Điều trị tăng axit uric máu như thế nào?
Lợi ích của việc điều trị tình trạng tang axit uric mau ở những bệnh nhân đã bị cơn Gut là điều đã được chứng minh. Nó góp phần hạn chế, ngừng các cơn Gut cấp tái phát cũng như biến chuyển bệnh thành Gut mạn tính có hạt tophi, soi than- suy thận do Gut.
Mặc dù vậy trong trường hợp tang axit uric mau không triệu chứng thì còn nhiều tranh cãi. Có nên điều trị hạ axit uric hay không, điều trị như thế nào. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy không có những bằng chứng mạnh mẽ ủng hộ việc dùng thuốc hạ axit uric trong trường hợp này. Ngược lại với lợi ích ít ỏi thu được là việc bệnh nhân phải mất nhiều chi phí cho điều trị cũng như tăng nguy cơ mắc nhiều biến chứng do dùng thuốc.
Tuy nhiên trong trường hợp tăng axit uric không triệu chứng bạn có thể thảm khảo và tuân theo chỉ dẫn sau: chỉ dùng thuốc khi nồng độ axit uric máu quá cao trên 10-12mg/dl (khoảng 700 micromol/l) hoặc khi có sự sản xuất axit uric cấp tính, ví dụ trong điều trị hoá trị liệu trong bệnh ung thư gây huỷ tế bào nhiều. Có thể dùng liệu pháp dự phòng tình trạng tang axit uric mau ở những trường hợp dự đoán trước là sẽ có tình trạng tăng axit uric nhiều cấp tính như trên. Khi đó lợi ích thu được chủ yếu là tránh được tình trạng suy thận cấp do tăng lắng đọng tinh thể urat ở ống thận. Thuốc lựa chọn hàng đầu trong các trường hợp này là thuốc ức chế xanthine oxidase như allopurinol (Zyloric), tisopurine (Thiopurinol) hoặc thuốc tiêu axit uric (enzym uricase- biệt dược Uricozym).
Các trường hợp xét nghiệm thường xuyên có tình trạng tăng axit uric trên 10 mg/dl mà kháng với các biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống, hoặc có tiền sử gia đình bị Gut, bị sỏi thận kèm tang axit uric mau, có dấu hiệu tổn thương thận đều cần phải dùng các thuốc giảm axit uric. Lưu ý không dùng thuốc nhóm tăng thải axit uric như probenecid (Benemid) qua thận ở những bệnh nhân có một trong các biểu hiện sau: tiền sử hoặc đang có sỏi thận, suy thận, có hạt tophi và giảm bài tiết urat qua thận.
Tất cả các trường hợp tang axit uric mau không có triệu chứng khác ở mức độ trung bình (dưới 10mg/dl) đều cần thực hiện các chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý như với các bệnh nhân bị Gut mà chưa cần dùng thuốc hạ axit uric máu.
Tóm lại, bạn nên định kỳ đi khám chuyên khoa, xét nghiệm để có thể phát hiện bệnh và có phương hướng điều trị bệnh kịp thời


Saturday, 15 March 2014

Bệnh thống phong và những điều cần quan tâm

Bệnh thống phong hay còn gọi là benh gut là một bệnh về khớp, thường xảy ra khi ăn uống thừa chất, sự chuyển hóa hóa purin rối loạn làm tăng nồng độ axit uric, bệnh thống phong này thường gặp ở đàn ông trung niên.
bệnh thống phong
Bệnh thống phong (ảnh minh họa)
Sự hình thành bệnh thống phong
Chuyển hóa purin giúp cơ thể phân hủy các axit nucleic nhân các tế bào bị già chết. Sản phẩm của quá trình này là axit uric. Axit uric có trong máu với nồng độ bình thường là 3 – 5 mg/100ml. Khi nồng độ này tăng thường xuyên sẽ tạo sự lắng đọng của axit uric dưới dạng tinh thể muối Natri urat ở sụn, xương, khớp hoặc thận, lúc đó bệnh sẽ biểu hiện ra ngoài. Axit uric được thận bài tiết ra nước tiểu. Do đó, hai yếu tố chính làm tang axit uric mau là tăng sản xuất axit uric (như chế độ ăn giàu purin, hiện tượng tăng phá hủy tế bào trong bệnh ác tính hay chấn thương…) giảm bài xuất axit uric (yếu thận, một số thuốc như aspirin, vitamin C hoặc rượu…)
Biểu hiện của bệnh thống phong
Biểu hiên chính của bệnh là khớp bị đau thường là khớp bàn ngón của ngón chân cái, cổ chân, gót chân hay khuỷu. Đôi khi là các khớp khác như gối bàn tay.
Đặc điểm là chỉ đau một khớp. Khớp đau dữ dội khiến người bệnh không thể cử động được. Khớp sưng đỏ giống như bị sưng mủ. Cơn đau kéo dài 1 – 2 tuần nếu không điều trị. Xét nghiệm máu thấy axit uric tăng cao trên 7 mg/100ml. Chẩn đoán xác định bằng cách lấy dịch khớp đi soi sẽ thấy các tinh thể muối urat.
Cơn đau sau đó sẽ tái phát, đôi khi ở vị trí khác. Trên cơ thể xuất hiện các khối u mềm, căng gọi là tophi, trong có chứa chất bột trắng như phấn, đó là muối Natri urat. Các khối u này có thể bị vỡ ra tạo thành các ổ loét rất khó điều trị cho lành. Đôi khi làm độc có thể gây hoại tử chi hay đe dọa tính mạng.
Đối với bệnh thống phong, người ta e ngại những biến chứng của nó gây ra trên khớp và thận hơn cả cơn đau kịch phát bởi vì đó là những tổn thương không hồi phục được. Chẳng hạn với khớp, nó làm hư mặt khớp và bao khớp. Do đó người bệnh cử động hay đi lại sẽ bị đau mà không có thuốc nào chữa khỏi trừ phi mổ chỉnh hình hoặc thay khớp giả. Trên thận, muối urát sẽ tạo thành sỏi thận. Hậu quả là gây ra suy thận cùng với các biến chứng của nó. Vì thế bệnh này cần được phát hiện sớm để điều trị trước khi có biến chứng.
Điều trị bệnh thống phong như thế nào?
Điều trị bệnh thống phong cần phải phối hợp nhiều biện pháp đồng bộ. Nếu chỉ dung thuốc thì chắc chắn sẽ không được hiệu quả.
Chế độ ăn uống hợp lý
-       Hạn chế ăn những loại thức ăn giàu purin như phủ tạng động vật, (gan, thận, não…) các loại đậu, thịt tươi đỏ… Một chế độ ăn thiếu thốn sẽ giúp làm giảm axít uric trong máu, đặc biệt đối với những bệnh nhân không thể uống thuốc điều trị.
-       Bỏ hẳn đồ uống có cồn như rượu, bia, nước trái cây lên men… vì cồn làm giảm bài tiết axít uric qua thận, không nên uống các loại nước có tính lợi tiểu như nước ngọt có gas, trà, cà phê, nước mát nấu từ thực vật (rau má, mía lau rễ tranh…) vì nó có cơ chế làm giảm bài tiết axít uric qua nước tiểu.
-       Không tự ý sử dụng một số loại thuốc sau: thuốc lợi tiểu, Aspirin, Vitamin C, thuốc kháng lao, Theophyline, Methyldopa.
-       Những loại thức ăn và thuốc kể trên có thể gây ra các cơn đau kịch phát và làm bệnh tiến triển xấu đi.
Chế độ nghỉ ngơi thích hợp
-       Trong cơn đau tuyệt đối để khớp nghỉ ngơi bởi vì sự vận động làm phóng thích nhiều hơn các tinh thể muối urát vào trong khớp. Hậu quả là khớp sưng đau nhiều hơn. Tốt nhất là nằm nghỉ hoặc bất động bằng nẹp hay bột.
-       Ngoài cơn đau cần phải có chế độ lao động và sinh hoạt thích hợp với tình trạng của khớp đau. Nếu làm quá sức sẽ làm khớp mau hư hơn.
-       Chú ý không nên chườm nóng vì nó sẽ làm cơn đau tăng lên. Ngược lại đắp lạnh nhiều khi làm giảm đau rõ rệt.
Thuốc điều trị bệnh thống phong: Có hai nhóm thuốc chủ yếu trong điều trị thống phong.
1. Cắt cơn đau cấp tính
-       Kháng viêm NSAID: giảm đau cấp thời của tình trạng viêm hoạt mạc cấp tính.
-       Colchicine (Colchimax): đây là thuốc điều trị kinh điển cho cơn đau thống phong cấp. Gần đây, người ta thấy hiệu quả của nó kém hơn NSAID. Hơn nữa, nó còn gây tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn làm người bệnh rất khó chịu.
2. Giảm nồng độ axit uric:
-       Allopurinol (Zyloric): làm giảm sản xuất axit uric. Vì đây là thuốc uống dài ngày nên cần chú ý tác dụng phụ của nó như làm giảm bạch cầu hạt…
-       Probenecid: tăng thải trừ axit uric qua nước tiểu. Vì thế có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận do lắng đọng tinh thể muối urát.
3. Một số thuốc khác:
-       Corticoid chích tại chỗ: khi sưng nhiều hoặc không uống được các thuốc khác được.
-       Prednisone và ACTH: dùng trong các trường hợp nặng đau nhiều khớp.
-       Griseofulvin: đôi khi khá hiệu quả trong cơn đau cấp.
-       Sulfinpyrazone: tăng thải trừ axit uric qua thận. Thuốc có nhiều tác dụng phụ nên ngày nay ít dùng.

Saturday, 25 January 2014

Phương pháp chữa bệnh gút hiệu quả

Phuong phap chua benh gut như thế cho hiệu quả có lẽ là một vấn đề đáng quan tâm, vì đây là một bệnh có thể phá hủy và làm biến dạng khớp, ngoài ra nó còn làm giảm chức năng suy thận, rối loạn mỡ máu, tiểu đường…
Phuong phap chua benh gut hiệu quả (ảnh minh họa)

Căn bệnh này lâu nay được mệnh danh là "bệnh người giàu". Chúng làm tang axit uric mau mà sản phẩm cuối cùng là muối urat dạng hòa tan. Trong một số điều kiện, muối urat bị kết tủa thành vi tinh thể hình kim, gây tổn thương tại nhiều cơ quan như thận, tim, mạch máu, tổ chức dưới da… Còn nếu muối urat kết tủa tại khớp thì gây viêm khớp gút cấp, biểu hiện là sưng nóng, đỏ, đau dữ dội ở một khớp, thường gặp nhất là khớp ngón chân cái, cổ chân, đầu gối, cổ tay, khủy tay, ngón tay…

Ở những bệnh nhân bị gút nặng, u cục nổi lên gây phá hủy khớp, biến dạng khớp, làm suy giảm chức năng gan, suy thận, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành...

Các phương pháp điều trị gút hiện nay vẫn tập trung chủ yếu vào chống viêm, giảm đau, tăng đào thải, giảm tổng hợp acid uric để hạn chế cơn gút cấp tái phát. Cách này đáp ứng tốt trên những bệnh nhân mới bị gút hoặc bệnh còn nhẹ, nhưng kém hiệu quả với những người bệnh nặng, có nhiều bệnh kèm theo. Chúng thậm chí hầu như không còn tác dụng trên những bệnh nhân đã bị biến chứng.

Là một trong những cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu và điều trị chuyên sâu bệnh gút, các giáo sư bác sĩ của Viện Gút nhận thấy 80 - 90% người tăng acid uric sau 10 đến 30 năm vẫn không chuyển thành bệnh gút. Tăng acid uric chỉ là một trong những điều kiện "cần" để urat kết tủa, mấu chốt thuộc về điều kiện "đủ" làm cho urat kết tủa mới gây bệnh gút.

Tuy đây vẫn còn là một bí ẩn, nhưng trong điều trị gút, không phải là không có lời giải cho vấn đề này. Nghiên cứu các bài thuốc thảo dược gia truyền của đồng bào một số dân tộc thiểu số ở miền núi, các bác sĩ Viện Gút phát hiện nhiều bài thuốc hiệu quả đối với các bệnh khớp, trong đó có bệnh mà người dân tộc gọi là "bệnh ăn thịt, uống rượu thì đau". Các bài thuốc này có nhiều vị thuốc chống viêm, giảm đau, thải độc, tăng cường chức năng gan, chức năng thận, lưu thông khí huyết…

Khắc phục những hạn chế trong điều trị gút, đơn vị này đã nghiên cứu, kế thừa và phát triển các bài thuốc trên ứng dụng trong điều trị bệnh gút và các bệnh lý kèm theo. Hơn 3 năm qua, hàng nghìn bệnh nhân gút đã được điều trị hiệu quả bằng phương pháp này. Đặc biệt, nhiều bệnh nhân gút bị biến chứng nặng đã có sự phục hồi toàn diện.

Ông Võ Văn Bé Ba, 55 tuổi ở Vĩnh Long là một trong hàng trăm bệnh nhân gút biến chứng đã được điều trị hiệu quả theo phương pháp trên. Ông bị gút hơn 10 năm, khi đến với Viện Gút, ông đã ở trong tình trạng chỉ còn da bọc xương, 2 đầu gối nổi đầy u cục, sưng to và bị co cứng lại.

Bệnh nhân đã phải năm một chỗ hơn một năm liên tục. Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa như men gan, chức năng thận, mỡ máu đều tăng cao, huyết áp tăng. Sau 7 tháng điều trị tại đây, ông Ba đã có một sự phục hồi lớn, tăng được 10 kg, các cơn gút cấp lui dần, chức năng gan thận được phục hồi, các u cục nhỏ dần. Ngày 5/11, khi trở lại tái khám, ông Ba rất phấn khởi thông báo đã tập đi được hơn 70m và tin tưởng sẽ có ngày phục hồi hoàn toàn.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Thu, Giám đốc phòng khám của Viện Gút cho biết, một trong những yêu cầu quan trọng nhất là bệnh nhân phải tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ sinh hoạt, ăn uống, dùng thuốc, kiên trì, không nôn nóng trong điều trị. Những bệnh nhân nặng cùng đường như ông Ba thường tuân thủ tốt hơn so với những bệnh nhân còn nhẹ.


Friday, 24 January 2014

Điều trị sỏi thận như thế nào cho hiệu quả?

Dieu tri soi than có rất nhiều cách khác nhau, từ những biện pháp dieu tri soi than cổ điển đến những biện pháp tiên tiến hiện đại hơn. Tuy nhiên người bệnh vẫn ưa sử dụng biện pháp điều trị nội khoa hơn.
Dieu tri soi than ( ảnh minh họa)

Phương pháp dieu tri soi than nội khoa sỏi gồm hai loại thuốc:

Thuốc điều trị cơn đau quặn thận do sỏi: 
Thường dùng gồm nhóm kháng viêm không steroid (diclofenac, kerolac) hay nhóm á phiện (tramadol, meperidin). Cả hai nhóm làm giảm đau quặn thận như nhau (sau khi dùng 20-30 phút).  Nhóm á phiện ức chế thần kinh trung ương, làm giảm đau sớm hơn (sau khi dùng 10 phút). Nhóm kháng viêm không steroid ức chế tổng hợp chất prostaglandin, làm giảm đau  tuy chậm nhưng mạnh hơn, nhất là khi dùng đường tiêm.

Trước đây, dùng chất kháng muscaric làm giảm co thắt cơ trơn niệu quản như buscopan. Ngày nay về lý thuyết thấy rằng những chất đồng vận với muscaric không gây ra co cơ trơn niệu quản; về thực hành khi dùng các chất kháng muscaric như buscopan dưới dạng riêng lẻ hay kết hợp với hai nhóm thuốc trên không thu được ích lợi gì thêm về giảm cơn đau quặn thận. Vì vậy hiện nay không dùng nữa.

Trước đây  khuyên uống nhiều nước hay dùng thuốc lợi tiểu với hy vọng làm thoát sỏi ra ngoài, nhưng thực tế không thu được ích lợi; đôi khi có thể gây vỡ niệu quản, suy thận. Vì vậy  khuyến cáo không được dùng. 
Thuốc chẹn kênh canxi như nifedipin làm giảm co thắt cơ trơn niệu quản, giảm cơn đau quặn thận, mặt khác còn giúp tống sỏi ra ngoài. Người ta dùng nifedipin với hai mục đích này nhưng thường xếp vào nhóm thuốc tống sỏi ra ngoài (ở dưới). 

Thuốc làm tan sỏi hay tống sỏi ra ngoài
- Thuốc làm tan sỏi:
Trước đây dùng piperazin làm cho acid uric trong nước tiểu thải dễ dàng, không kết tinh lại thành sỏi. Hiện ít dùng. Người bị bệnh gút có acid uric cao, kết tinh kết thành urat ở khớp và ở dưới da. Có nhiều thuốc làm tăng dùng tăng sự thải acid uric (như probecnic, benzbromazon, sulphipyrazon). Tuy nhiên chỉ dùng các thuốc này để chữa bệnh gút. Khi dùng, lượng acid uric trong nước tiểu tăng lên, phải uống nhiều nước (kèm natribicarbonat) để nồng độ acid uric hạ thấp, không gây kết tinh sỏi  urat.
Hiện còn dùng một hỗn hợp các chất terpen (như pinen, camphen, cineol, fenchon, borneol, anethol (rowatinex) làm tan và tống sỏi ra ngoài, tăng lượng máu qua thận, tăng lượng nước tiểu, giảm viêm đường niệu.

- Thuốc giúp tống sỏi ra ngoài:
Sỏi có kích thước nhỏ dưới 5mm có khả năng tự thoát ra ngoài nhưng với thời gian dài (khoảng 40 ngày). Dùng thuốc sẽ giúp cho việc tống sỏi nhanh hơn.
Trong niệu quản, đặc biệt là cuối niệu quản có nhiều thụ thể alpha adrenegic-1 làm co thắt cơ trơn gây trở ngại cho việc thoát sỏi. Dùng thuốc chẹn canxi như nifedipin hay thuốc cản trở alpha adrenecgic-1 như tamsulosin thì sẽ giảm co thắt cơ trơn, giúp tống sỏi ra ngài .

Đã có nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy: dùng các thuốc này tỷ lệ sỏi bị tống ra ngoài cao hơn có ý nghĩa so với không dùng thuốc hay dùng giả dược. Ngay với các thuốc này, dùng  phối hợp thì tỷ lệ tống sỏi ra ngoài cao hơn có ý nghĩa so với dùng mỗi thứ riêng lẻ. Thuốc có hiệu quả cả khi sỏi có đường kính lớn hơn 5mm thậm chí có trường hợp 12mm. Dùng thuốc sớm khi sỏi còn nhỏ, hiệu quả cao hơn và an toàn hơn.

Chọn lựa phương pháp điều trị sỏi niệu căn cứ vào bản chất, kích thước, mức độ bám của sỏi vào tổ chức niệu, do thầy thuốc quyết định. Phương pháp điều trị sỏi nội khoa có mặt thích hợp là rẻ tiền và dễ áp dụng. 

Saturday, 7 December 2013

Một số dấu hiệu nhận biết suy thận

Trong thực tế thì hai quả thận người có khoảng 1 triệu đơn vị thận. Người ta có thể mất 50% số đơn vị thận mà vẫn sống bình thường. Vì vậy mới có chuyện cho người khác một quả thận. Tuy nhiên, nếu mất trên số lượng đơn vị thận này, tình trạng suy thận sẽ bắt đầu, cũng từ đó nhiều triệu chứng của suy thận cũng xuất hiện.
Thận của một người có thể chết đi, tạm ngưng hoạt động hoặc không thể hoạt động được vì một bệnh lý nào đó. Nếu chỉ tạm ngưng hoạt động trong thời gian ngắn và được điều trị đúng, kịp thời, thận sẽ hoạt động trở lại.
Hình ảnh minh họa
Cách nhận biết triệu chứng của suy thận
Có thể nhận biết trieu chung cua suy than cấp qua số lượng nước tiểu thải ra trong ngày. Nếu bệnh nhân không có nước tiểu, hoặc nước tiểu đi được có lượng dưới 100ml trong vòng 24h là dấu hiệu cho biết bị suy thận cấp. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các triệu chứng khác như phù, sưng mặt, sưng mi mắt do ứ nước trong cơ thể.
Trong khi đó, triệu chứng của suy thận mãn lại kín đáo hơn. Bệnh nhân thường chỉ có triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, không muốn ăn, thiếu máu (thận còn có chức năng tiết ra kích thích tố để sinh hồng cầu). Nếu không để ý, bệnh nhân sẽ không đi khám bệnh và bỏ qua các triệu chứng này.
Để chẩn đoán suy thận mãn, phải cần đến những xét nghiệm cơ bản là đánh giá nồng độ urê máu và créatinine máu. Để phát hiện sớm một bệnh nhân có bị suy thận mãn hay không, trong quá trình theo dõi các bệnh lý nội khoa (cao huyết áp, tiểu đường…) bác sĩ phải thường xuyên cho bệnh nhân kiểm tra định kỳ hai chỉ số urê và créatinine.
Để phòng ngừa suy thận mãn, khi bị nhiễm trùng đường tiểu phải đi khám và điều trị đúng cách; tránh bị sạn thận bằng cách uống nước nhiều. Khi bị suy thận (cũng có thể gây ra nhiễm trùng đường tiểu) phải điều trị ngay để không gây bế tắc. 
Uống đủ nước để duy trì lượng nước tiểu khoảng 1,5 lít/ngày. Không nên ăn quá nhiều đạm động vật, vì ăn nhiều đạm sẽ làm thận phải hoạt động nhiều hơn (chức năng chính của thận là biến dưỡng chất đạm). Tránh ăn mật cá, mật rắn, tránh để nhiễm trùng, nhiễm độc… Khi bệnh nhân có bệnh cao huyết áp, tiểu đường... cần tuân thủ điều trị thuốc và thực hiện chế độ ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ.
Với những người chỉ còn một thận (cho người khác một thận, có bệnh lý bị teo một thận, bị sạn thận làm hư mất một thận, bị chấn thương mất một thận...), không có dự trữ thứ hai, tuyệt đối tránh các biến chứng do những bệnh khác gây ra.
Còn nếu nước tiểu đục, tiểu ra máu, tiểu đêm, đau lưng thì có liên quan đến bệnh suy thận hay than hu không? Nước tiểu đục có ba nguyên nhân. Tiểu ra máu có đến hơn... 100 nguyên nhân. Đau lưng có nhiều nguyên nhân và cũng có nhiều lý do làm ta phải thức dậy tiểu đêm, vì thế cần phải chú ý quan sát các triệu chứng của suy thận để còn tìm cách chữa trị.
Vì vậy, để biết chính xác việc tiểu đục, tiểu ra máu, đau lưng, tiểu đêm... liên quan đến bệnh lý thận hay không, bệnh nhân đến bệnh viện để khám bệnh, để tầm soát và phát hiện sớm các bệnh lý về thận.