Lời khuyên hữu ích cho người bị u xơ tử cung

U xơ tử cung là bệnh phụ nữ dễ gặp trong độ tuổi sinh sản, đây thực chất là những cục biếu thịt có thể nằm ngoài bìa hoặc ở trong long tử cung, u này là u lành tính, tuy nhiên chị em cũng cần chú ý không nên chủ quan.

Cách khắc phục hiện tượng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ

Điều trị kinh nguyệt không đều như thế nào luôn là mối quan tâm của chị em phụ nữ, bởi khi kinh nguyệt không đều nó là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh phụ nữ có thể mắc phải như: thiếu máu, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung

Phương pháp chữa bệnh gút hiệu quả

Phương pháp chữa bệnh gut như thế cho hiệu quả có lẽ là một vấn đề đáng quan tâm, vì đây là một bệnh có thể phá hủy và làm biến dạng khớp, ngoài ra nó còn làm giảm chức năng suy thận, rối loạn mỡ máu, tiểu đường…

Một số nguyên nhân gây vô sinh mọi người cần lưu ý

Chữa vô sinh như thế nào có lẽ luôn là những thắc mắc được quan tâm nhiều nhất hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển vì thế các nhà khoa học y học đã khám phá được gốc rễ của vô sinh, để từ đó đưa ra các biện pháp chua vo sinh hợp lý, giúp đem lại hạnh phúc cho những cặp vợ chồng hiếm muộn.

Khi bị sỏi thận nên làm gì?

Sỏi thận là một trong những bệnh về đường tiết niệu, không những gây khó chịu cho người bệnh mà nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của bệnh nhân. Vậy khi bị sỏi thận bạn nên làm gì? Sau đây là một số thông tin hữu ích cho người bị sỏi.

Saturday, 25 January 2014

Phương pháp chữa bệnh gút hiệu quả

Phuong phap chua benh gut như thế cho hiệu quả có lẽ là một vấn đề đáng quan tâm, vì đây là một bệnh có thể phá hủy và làm biến dạng khớp, ngoài ra nó còn làm giảm chức năng suy thận, rối loạn mỡ máu, tiểu đường…
Phuong phap chua benh gut hiệu quả (ảnh minh họa)

Căn bệnh này lâu nay được mệnh danh là "bệnh người giàu". Chúng làm tang axit uric mau mà sản phẩm cuối cùng là muối urat dạng hòa tan. Trong một số điều kiện, muối urat bị kết tủa thành vi tinh thể hình kim, gây tổn thương tại nhiều cơ quan như thận, tim, mạch máu, tổ chức dưới da… Còn nếu muối urat kết tủa tại khớp thì gây viêm khớp gút cấp, biểu hiện là sưng nóng, đỏ, đau dữ dội ở một khớp, thường gặp nhất là khớp ngón chân cái, cổ chân, đầu gối, cổ tay, khủy tay, ngón tay…

Ở những bệnh nhân bị gút nặng, u cục nổi lên gây phá hủy khớp, biến dạng khớp, làm suy giảm chức năng gan, suy thận, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành...

Các phương pháp điều trị gút hiện nay vẫn tập trung chủ yếu vào chống viêm, giảm đau, tăng đào thải, giảm tổng hợp acid uric để hạn chế cơn gút cấp tái phát. Cách này đáp ứng tốt trên những bệnh nhân mới bị gút hoặc bệnh còn nhẹ, nhưng kém hiệu quả với những người bệnh nặng, có nhiều bệnh kèm theo. Chúng thậm chí hầu như không còn tác dụng trên những bệnh nhân đã bị biến chứng.

Là một trong những cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu và điều trị chuyên sâu bệnh gút, các giáo sư bác sĩ của Viện Gút nhận thấy 80 - 90% người tăng acid uric sau 10 đến 30 năm vẫn không chuyển thành bệnh gút. Tăng acid uric chỉ là một trong những điều kiện "cần" để urat kết tủa, mấu chốt thuộc về điều kiện "đủ" làm cho urat kết tủa mới gây bệnh gút.

Tuy đây vẫn còn là một bí ẩn, nhưng trong điều trị gút, không phải là không có lời giải cho vấn đề này. Nghiên cứu các bài thuốc thảo dược gia truyền của đồng bào một số dân tộc thiểu số ở miền núi, các bác sĩ Viện Gút phát hiện nhiều bài thuốc hiệu quả đối với các bệnh khớp, trong đó có bệnh mà người dân tộc gọi là "bệnh ăn thịt, uống rượu thì đau". Các bài thuốc này có nhiều vị thuốc chống viêm, giảm đau, thải độc, tăng cường chức năng gan, chức năng thận, lưu thông khí huyết…

Khắc phục những hạn chế trong điều trị gút, đơn vị này đã nghiên cứu, kế thừa và phát triển các bài thuốc trên ứng dụng trong điều trị bệnh gút và các bệnh lý kèm theo. Hơn 3 năm qua, hàng nghìn bệnh nhân gút đã được điều trị hiệu quả bằng phương pháp này. Đặc biệt, nhiều bệnh nhân gút bị biến chứng nặng đã có sự phục hồi toàn diện.

Ông Võ Văn Bé Ba, 55 tuổi ở Vĩnh Long là một trong hàng trăm bệnh nhân gút biến chứng đã được điều trị hiệu quả theo phương pháp trên. Ông bị gút hơn 10 năm, khi đến với Viện Gút, ông đã ở trong tình trạng chỉ còn da bọc xương, 2 đầu gối nổi đầy u cục, sưng to và bị co cứng lại.

Bệnh nhân đã phải năm một chỗ hơn một năm liên tục. Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa như men gan, chức năng thận, mỡ máu đều tăng cao, huyết áp tăng. Sau 7 tháng điều trị tại đây, ông Ba đã có một sự phục hồi lớn, tăng được 10 kg, các cơn gút cấp lui dần, chức năng gan thận được phục hồi, các u cục nhỏ dần. Ngày 5/11, khi trở lại tái khám, ông Ba rất phấn khởi thông báo đã tập đi được hơn 70m và tin tưởng sẽ có ngày phục hồi hoàn toàn.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Thu, Giám đốc phòng khám của Viện Gút cho biết, một trong những yêu cầu quan trọng nhất là bệnh nhân phải tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ sinh hoạt, ăn uống, dùng thuốc, kiên trì, không nôn nóng trong điều trị. Những bệnh nhân nặng cùng đường như ông Ba thường tuân thủ tốt hơn so với những bệnh nhân còn nhẹ.


Friday, 24 January 2014

Điều trị sỏi thận như thế nào cho hiệu quả?

Dieu tri soi than có rất nhiều cách khác nhau, từ những biện pháp dieu tri soi than cổ điển đến những biện pháp tiên tiến hiện đại hơn. Tuy nhiên người bệnh vẫn ưa sử dụng biện pháp điều trị nội khoa hơn.
Dieu tri soi than ( ảnh minh họa)

Phương pháp dieu tri soi than nội khoa sỏi gồm hai loại thuốc:

Thuốc điều trị cơn đau quặn thận do sỏi: 
Thường dùng gồm nhóm kháng viêm không steroid (diclofenac, kerolac) hay nhóm á phiện (tramadol, meperidin). Cả hai nhóm làm giảm đau quặn thận như nhau (sau khi dùng 20-30 phút).  Nhóm á phiện ức chế thần kinh trung ương, làm giảm đau sớm hơn (sau khi dùng 10 phút). Nhóm kháng viêm không steroid ức chế tổng hợp chất prostaglandin, làm giảm đau  tuy chậm nhưng mạnh hơn, nhất là khi dùng đường tiêm.

Trước đây, dùng chất kháng muscaric làm giảm co thắt cơ trơn niệu quản như buscopan. Ngày nay về lý thuyết thấy rằng những chất đồng vận với muscaric không gây ra co cơ trơn niệu quản; về thực hành khi dùng các chất kháng muscaric như buscopan dưới dạng riêng lẻ hay kết hợp với hai nhóm thuốc trên không thu được ích lợi gì thêm về giảm cơn đau quặn thận. Vì vậy hiện nay không dùng nữa.

Trước đây  khuyên uống nhiều nước hay dùng thuốc lợi tiểu với hy vọng làm thoát sỏi ra ngoài, nhưng thực tế không thu được ích lợi; đôi khi có thể gây vỡ niệu quản, suy thận. Vì vậy  khuyến cáo không được dùng. 
Thuốc chẹn kênh canxi như nifedipin làm giảm co thắt cơ trơn niệu quản, giảm cơn đau quặn thận, mặt khác còn giúp tống sỏi ra ngoài. Người ta dùng nifedipin với hai mục đích này nhưng thường xếp vào nhóm thuốc tống sỏi ra ngoài (ở dưới). 

Thuốc làm tan sỏi hay tống sỏi ra ngoài
- Thuốc làm tan sỏi:
Trước đây dùng piperazin làm cho acid uric trong nước tiểu thải dễ dàng, không kết tinh lại thành sỏi. Hiện ít dùng. Người bị bệnh gút có acid uric cao, kết tinh kết thành urat ở khớp và ở dưới da. Có nhiều thuốc làm tăng dùng tăng sự thải acid uric (như probecnic, benzbromazon, sulphipyrazon). Tuy nhiên chỉ dùng các thuốc này để chữa bệnh gút. Khi dùng, lượng acid uric trong nước tiểu tăng lên, phải uống nhiều nước (kèm natribicarbonat) để nồng độ acid uric hạ thấp, không gây kết tinh sỏi  urat.
Hiện còn dùng một hỗn hợp các chất terpen (như pinen, camphen, cineol, fenchon, borneol, anethol (rowatinex) làm tan và tống sỏi ra ngoài, tăng lượng máu qua thận, tăng lượng nước tiểu, giảm viêm đường niệu.

- Thuốc giúp tống sỏi ra ngoài:
Sỏi có kích thước nhỏ dưới 5mm có khả năng tự thoát ra ngoài nhưng với thời gian dài (khoảng 40 ngày). Dùng thuốc sẽ giúp cho việc tống sỏi nhanh hơn.
Trong niệu quản, đặc biệt là cuối niệu quản có nhiều thụ thể alpha adrenegic-1 làm co thắt cơ trơn gây trở ngại cho việc thoát sỏi. Dùng thuốc chẹn canxi như nifedipin hay thuốc cản trở alpha adrenecgic-1 như tamsulosin thì sẽ giảm co thắt cơ trơn, giúp tống sỏi ra ngài .

Đã có nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy: dùng các thuốc này tỷ lệ sỏi bị tống ra ngoài cao hơn có ý nghĩa so với không dùng thuốc hay dùng giả dược. Ngay với các thuốc này, dùng  phối hợp thì tỷ lệ tống sỏi ra ngoài cao hơn có ý nghĩa so với dùng mỗi thứ riêng lẻ. Thuốc có hiệu quả cả khi sỏi có đường kính lớn hơn 5mm thậm chí có trường hợp 12mm. Dùng thuốc sớm khi sỏi còn nhỏ, hiệu quả cao hơn và an toàn hơn.

Chọn lựa phương pháp điều trị sỏi niệu căn cứ vào bản chất, kích thước, mức độ bám của sỏi vào tổ chức niệu, do thầy thuốc quyết định. Phương pháp điều trị sỏi nội khoa có mặt thích hợp là rẻ tiền và dễ áp dụng. 

Friday, 17 January 2014

Những điều cần biết về viêm đa khớp dạng thấp

Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh thường gặp khi thay đổi thời tiết, bệnh này gây ra rất nhiều khó khăn trong vận động cho người bệnh do các khớp bị sưng đau, khó chịu.
Hình ảnh khớp bị viêm

nước ta, hàng năm có khoảng 700-750 người mới mắc viêm đa khớp dạng thấp trên một triệu dân từ 15 tuổi trở lên, trong đó, khoảng 80% ở độ tuổi trung niên. Bệnh viêm đa khớp dạng thấp này thường xuất hiện trên những người bị viêm họng cấp hoặc mãn do chủng vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A gây nên, khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Lúc cấp tính, tại vùng khớp bị sưng, nóng đỏ, đau; nhưng khi đã thành mạn thì các dấu hiệu này không rõ ràng, chỉ thấy sưng, đau hoặc mỏi ở những khớp đa viêm nhiễm và di chuyển nhiều lần.
Các triệu chứng của viêm đa khớp dạng thấp
Cứng khớp buổi sáng, thức dậy không thể vận động được ngay mà phải xoay khớp, xoa bóp chừng 10-15 phút mới có thể xuống giường.
Đau khớp, nhất là các khớp nhỏ như: khớp bàn ngón tay, cổ tay, bàn ngón chân, cổ chân.
Các khớp có đặc điểm là viêm đau, có thể sưng nhưng không đỏ lên. Bao giờ cũng có hiện tượng đau đối xứng hai bên.
Bàn tay, bàn chân sẽ bị biến dạng sau một thời gian đau khớp đồng nghĩa với việc bệnh đã đến giai đoạn nặng, dần dẫn đến tình trạng dính, biến dạng khớp, thậm chí có thể gây tàn phế.
Nguyên nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh: có thể là virus, vi khuẩn, dị nguyên nhưng chưa được xác định chắc chắn.
Yếu tố cơ địa: bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính (70-80% bệnh nhân là nữ) và tuổi (60-70% gặp ở người trên 30 tuổi).
 Yếu tố di truyền: VKDT có tính gia đình, có liên quan với tổ chức HLA DR4 (gặp 60-70% bệnh nhân có yếu tố này, trong khi tỷ lệ này ở cộng đồng chỉ là 30%).
 Các yếu tố thuận lợi khác: môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh, phẫu thuật.     
Phòng ngừa và điều trị bệnh
Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh không dễ chữa khỏi. Vì là bệnh tự miễn nên việc điều trị dứt điểm thường rất khó khăn. Điều trị thường là kéo dài từ 1-2 tháng đến vài năm và có khi là điều trị suốt đời. Vấn đề chủ yếu chỉ là làm giảm các đợt vượng bệnh và kiên trì tuân thủ điều trị. Việc điều trị benh khop dang thap này phụ thuộc khớp bị tổn thương, mức độ bị bệnh, thời gian bệnh. Vì thế người bệnh không thể tự ý chữa trị.
Hiện nay, xu hướng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị viêm đa khớp dạng thấp đang được các bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng sử dụng là dùng những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ.