Dau bung kinh là hiện tượng đau bụng dưới khi đến chu kỳ
kinh nguyệt. Dau bụng kinh không những chỉ gây khó chịu cho chị em như đau
lưng, đau tuyến vú, đau đầu, mệt mỏi mà có nhiều khi còn gây nôn ọe, toát mồ
hôi, chân tay buồn rủi, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí có người bị ngất phải
nhập bệnh viện.
|
Đau bụng kinh (ảnh minh họa) |
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân chính dẫn đến dau bung kinh là sự giải phóng
hoóc môn prostaglandin. Loại hoóc môn đặc biệt này khiến co bóp cổ tử
cung trong suốt chu kỳ, đó cũng là lý do vì sao đôi lúc cơn dau bung kinh có điểm
tương đồng với cơn chuột rút. Không những vậy, prostaglandin còn khiến các mạch
máu cung cấp máu cho cổ tử cung co bóp, dẫn đến cơn đau. Những bạn gái có cơn dau
bung kinh dữ dội có lượng hoóc môn tiết ra nhiều hơn bình thường, khiến
cổ tử cung và các mạch máu co bóp mạnh hơn.
Phân loại dau bung
kinh.
Thong kinh nguyen
phat: Thường gặp ở các bạn nữ mới dậy thì và kéo dài trong 3 năm.
- Do cơ năng sinh dục thường gặp ở những người có tổn thương ở bộ phận
sinh dục, cổ tử cung quá hẹp, tử cung co thắt quá mức, vị trí tử cung
không bình thường.
- Do các viêm nhiễm, nhiễm khuẩn ở tử cung, do dị tật bẩm sinh ở bộ phận
sinh dục.
Thống kinh thứ phát: Sau
3 năm "chịu khổ" có chu kỳ mà bạn vẫn còn bị đau.
- Do những cản trở cơ học làm kinh nguyệt không ra được dễ dàng.
- Do các khối u sinh dục, u xơ dưới niêm mạc,
lac noi mac tu cung,...
Điều trị bệnh
Do cơ thể mỗi có điểm khác biệt nhau. Prostaglandin gây đau
nhiều hay ít lại phụ thuộc vào chất cảm thụ đặc hiệu (receptor). Nếu chất
cảm thụ đặc hiệu nhạy cảm thì bạn sẽ bị đau ghê gớm, đau quằn quại, đau tái mặt,
vã mồ hôi. Nếu chất thụ cảm tiếp nhận kẻ gây đau một cách hững hờ thì cảm nhận
thấy sự co thắt, bụng dưới hơi nặng, cái đau chỉ thoáng qua, vì thế để điều trị
dau bung kinh cần phải hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để xử lý. Một số ít trường
hợp phải giải quyết bằng ngoại khoa, do cấu trúc dị thường của bộ phận sinh dục
hoặc do các khối u cần phẫu thuật để loại bỏ. Còn đa số các trường hợp thường
được điều trị nội khoa, chăm sóc bệnh nhân chu đáo và điều trị bằng thuốc.
Sau đây là một số biện pháp giảm đau chị em có thể tham khảo:
Chế độ ăn uống:
- Ăn
thực phẩm có hương vị chua, ăn nhiều trái cây và rau quả.
- Sữa
hoặc sữa chua.
- Uống
nhiều nước.
- Không
uống cà phê, chè,... các nước uống có chứa cafein.
Chế độ sinh hoạt:
- Tắm
muối khoáng.
- Giữ
ấm cơ thể, tập thê dục.
- Xoa
(massage) nhẹ nhàng vùng bụng dưới.
- Vệ
sinh vùng kín sạch sẽ.