Lời khuyên hữu ích cho người bị u xơ tử cung

U xơ tử cung là bệnh phụ nữ dễ gặp trong độ tuổi sinh sản, đây thực chất là những cục biếu thịt có thể nằm ngoài bìa hoặc ở trong long tử cung, u này là u lành tính, tuy nhiên chị em cũng cần chú ý không nên chủ quan.

Cách khắc phục hiện tượng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ

Điều trị kinh nguyệt không đều như thế nào luôn là mối quan tâm của chị em phụ nữ, bởi khi kinh nguyệt không đều nó là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh phụ nữ có thể mắc phải như: thiếu máu, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung

Phương pháp chữa bệnh gút hiệu quả

Phương pháp chữa bệnh gut như thế cho hiệu quả có lẽ là một vấn đề đáng quan tâm, vì đây là một bệnh có thể phá hủy và làm biến dạng khớp, ngoài ra nó còn làm giảm chức năng suy thận, rối loạn mỡ máu, tiểu đường…

Một số nguyên nhân gây vô sinh mọi người cần lưu ý

Chữa vô sinh như thế nào có lẽ luôn là những thắc mắc được quan tâm nhiều nhất hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển vì thế các nhà khoa học y học đã khám phá được gốc rễ của vô sinh, để từ đó đưa ra các biện pháp chua vo sinh hợp lý, giúp đem lại hạnh phúc cho những cặp vợ chồng hiếm muộn.

Khi bị sỏi thận nên làm gì?

Sỏi thận là một trong những bệnh về đường tiết niệu, không những gây khó chịu cho người bệnh mà nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của bệnh nhân. Vậy khi bị sỏi thận bạn nên làm gì? Sau đây là một số thông tin hữu ích cho người bị sỏi.

Showing posts with label đau lưng. Show all posts
Showing posts with label đau lưng. Show all posts

Thursday, 7 August 2014

Thoát hóa cột sống gây ra hiện tượng gì?

Tôi bị thoái hóa đốt sống cổ đã nhiều năm. Trước đây tôi không thấy có biểu hiện gì đáng lo ngại nhưng gần đây tôi thấy thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt. Xin hỏi hiện tượng đó có phải do thoái hóa đốt sống cổ không? Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ra biến chứng gì?
Nguyễn Văn Hải (Lạng Sơn)

Trả lời

Thoái hóa khớp là tổn thương thoái hóa của sụn khớp, đặc trưng bởi quá trình mất sụn khớp và hình thành tổ chức xương tân tạo cạnh khớp. Với thoái hóa cột sống nói chung và cột sống cổ nói riêng, quá trình lão hóa xảy ra ở đĩa đệm và tổ chức xương đốt sống. Đây là một bệnh khớp thường gặp nhất ở người có tuổi gây đau và hạn chế vận động. Chẩn đoán thoai hoa cot song cổ: bệnh nhân đau mỏi kiểu cơ học, đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi;cảm giác đau lưng, hạn chế vận động cột sống cổ: khó cúi, ngửa, nghiêng, quay cổ; kèm tiếng lắc rắc khi vận động cột sống. Thoái hóa cột sống cổ có thể không có triệu chứng mà chỉ có hình ảnh trên Xquang. Chụp Xquang thấy có hình ảnh tam chứng của thoái hóa: hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn và mọc gai xương (mỏ xương).

Biến chứng do thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Các biến chứng có thể gặp của bệnh thoái hóa cột sống cổ bao gồm các triệu chứng chèn ép thần kinh gây đau dọc từ cổ xuống vai và cánh tay một hoặc cả hai bên; chèn ép các động mạch đốt sống gây đau đầu, chóng mặt; hãn hữu có chèn ép tủy, biểu hiện bằng yếu, đau tứ chi, đi lại khó khăn hoặc liệt không vận động được. Trường hợp của bác, đau đầu chóng mặt có thể do thoái hóa gây chèn ép động mạch đốt sống. Tuy nhiên cần lưu ý ở người cao tuổi có thể mắc các bệnh khác dẫn đến đau đầu chóng mặt như tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp, xơ vữa mạch máu, rối loạn mỡ máu, rối loạn tiền mãn kinh (ở nữ giới), hoặc tai biến mạch não hay u não, thoát vị đĩa đệm… Chính vì vậy bác nên đến các cơ sở y tế để khám toàn diện, chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.
tìm hiểu thêm triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Saturday, 22 March 2014

Phương pháp phòng tránh và chữa bệnh đau lưng

Đau lưng là một bệnh thường gặp ở tất cả mọi lứa tuổi, mà nguyên nhân chủ yếu là do tư thế ngồi khi làm việc không đúng, hoặc do quá trình va chạm, nghỉ ngơi không đúng cách.
đau lưng
Bệnh đau lưng (ảnh minh họa)
Bệnh đau lưng có thể biến mất trong vài ngày, nhưng cũng có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề và gây tàn phá, bệnh này đang không ngừng gia tăng trong khi chi phí điều trị rất tốn kém, nó không những gây ảnh hưởng đến sinh hoạt đời thường mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng…Chính vì thế chúng ta không nên coi thường bệnh đau lưng.
Một số nguyên nhân gây ra bệnh
Tổn thương xương khớp như: viêm tủy xương, hoại tử xương, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, khớp bị lão hóa, thoai hoa cot song, xoắn vặn vùng giãn đốt sống, chứng gù vẹo cột sống, gãy xương, loãng xương,  trượt đốt sống, hẹp ống sống, gân hay là cơ bị rách, bị căng quá mức vì tai nạn hay vì cử động quá mạnh, hoặc đĩa đệm bị xô lệch, khe đốt sống bị hẹp lại… đều có thể sinh đau lưng mãn tính.
Tuy ít gặp nhưng lại đáng ngại hơn, khi đó đau lưng chỉ là triệu chứng của các bệnh như: phình động mạch, ung thư từ nơi khác di căn vào xương sống, ung thư tủy sống, bệnh ankylosing spondylitis, thường bị ở đoạn dưới thắt lưng làm cho gân quanh các đốt xương sống bị vôi hóa làm cử động không được và đau lưng; khối u, áp-xe cạnh cột sống, áp-xe ngoài màng cứng, bệnh thận, loét ống tiêu hóa…
Một số triệu chứng khác có thể gặp
Đau lưng ở vùng giữa, hay gặp ở người trẻ tuổi, đặc biệt thấy xương sống có chỗ gồ lên, có thể là đau cột sống.
Đau lưng ở đoạn dưới và đau nhiều sau khi mang vác nặng có thể do bong gân, giãn dây chằng.
Đau lưng nhiều ở đoạn cuối, xuất hiện một cách đột ngột khi nâng vật nặng hoặc khi vặn mình là nguyên do thoát vị đĩa đệm.
Ở những người có tác phong đứng ngồi sai tư thế để cho hai vai thõng xuống cũng là 1 nguyên nhân gây ra đau lưng.
Người có tuổi bị đau lưng lâu năm, kèm thêm làm việc chóng mệt, hay tối sầm mặt mày đó là dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống, gây hội chứng thiếu máu não.
Phụ nữ trong kỳ có kinh hoặc có thai thường đau ở vùng thắt lưng là chuyện bình thường.
Ngoài ra các bệnh nhiễm trùng đường ruột, ở thận, niệu quản, bàng quang người bệnh cũng cảm thấy đau lưng cấp hoặc đau lưng mãn tính.
Những cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Khi có dấu hiệu đau lưng, nên đi khám ngay bác sĩ chuyên khoa cột sống để được hướng dẫn điều trị đúng đắn.
Thường xuyên thay đổi tư thế làm việc, làm những động tác vươn vai giữa giờ có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa đau lưng do tư thế gây nên.
Khi ngủ trong một tư thế, không trở mình khiến một phần cơ thể máu huyết lưu thông kém, cơ bắp bị chèn ép, có nguy cơ dẫn đến đau lưng. Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng hoặc nằm ngửa.
Khi thay đổi tư thế nên thực hiện từ từ, không được thay đổi đột ngột. Khi bị trẹo lưng cần phải làm động tác xoay lưng nhẹ nhàng trong phạm vi có thể. Nếu cần thiết có thể đến bác sĩ để khám và điều trị, không nên xoa nắn lưng một cách tùy tiện.
Tập thể dục thường xuyên cũng là một phương pháp ngừa đau lưng hiệu quả
Một số cách điều trị bệnh
Dùng vật lý trị liệu không dùng thuốc.
Dùng các thuốc trị đau lưng.
Phẫu thuật.
Đau lưng do lao, do nhiễm trùng đường tiết niệu, đường mật thì cần phải chữa nguyên nhân.
Đau lưng thường, kể cả đau lưng ở phụ nữ có thai có thể chữa bằng cách sửa lại thói quen đứng, ngồi thẳng lưng hoặc nằm trên phản, giường cứng, không nằm đệm hoặc võng, thường xuyên tập luyện hoặc dùng châm cứu, bấm huyệt.
Trường hợp đau lưng do giãn dây chằng hoặc nghi trượt đĩa đệm cần để người bệnh nằm ngửa, bất động trong vài ngày, nên kê đệm ở chỗ khoeo chân và lưng, nên dùng các thuốc giảm đau uống kèm theo đắp khăn nóng.

Trong vài ngày nếu đau lưng không đỡ bạn nên đến phòng khám bệnh chuyên khoa để được khám và điều trị đặc hiệu.

Saturday, 7 December 2013

Một số lý do làm bạn bị đau lưng

Theo nhiều người vẫn nghĩ benh dau lung là do tổn thương các đốt sống, cúi gập nhiều... Tuy nhiên còn có nhiều nguyên nhân khác như loét dạ dày, vẩy nến hay thiếu vitamin D... cũng làm cho bạn bị đau lưng
Loãng xương
- Cảm giác: Những người phụ nữ mãn kinh (kể cả đàn ông) thường xuyên cảm thấy đau cột sống, đau lưng, co thắt các cơ cạnh sống, dễ bị gãy xương khi có chấn thương nhẹ hoặc bị té ngã.
- Nguyên nhân: Loãng xương do sự lão hoá cơ thể, ít hoạt động ngoài trời, thiếu vitamin D, chức năng dạ dày, ruột, gan, thận và tạo xương suy yếu, xương bị thoái hóa. Ở phụ nữ thời kỳ trước và sau khi mãn kinh thì hormon sinh dục nữ giảm, dẫn đến tăng nhanh quá trình chuyển canxi từ xương vào máu, gây loãng xương. Bệnh này cũng có thể do bạn  ăn uống thiếu chất, thiếu canxi, phospho, magne, axit amin và các nguyên tố vi lượng hoặc bị suy giảm miễn dịch.
- Điều trị: Chụp X-quang để biết được trọng lượng xương của bạn.
Loãng xương
Thiếu vitamin D
- Cảm giác: bệnh đau lưng kéo dài thành bệnh mãn tính, gây trầm cảm, mệt mỏi.
- Nguyên nhân: Những cơn đau có thể liên quan đến việc thiếu vitamin D tổng hợp.
- Điều trị: Nếu bạn không hay ra ngoài ánh sáng mặt trời, tiêu thụ rất ít thức ăn chứa vitamin D như dầu cá, gan, uống sữa... bạn nên thực hiện một xét nghiệm máu kiểm tra lượng vitamin D trong cơ thể. Canxi - vitamin D là cặp không thể tách rời, bạn cần đảm bảo một lượng canxi cần thiết bằng cách chú ý đến hàm lượng trên mỗi sản phẩm, uống sữa, nước khoáng giàu canxi ...hiện một số bài tập giúp giảm đau nhức xương, bổ sung vitamin D kết hợp với một chế độ ăn uống giàu canxi, giúp cho bạn có thể tránh hoặc hạn chế bị bệnh đau lưng hỏi thăm.
Loét dạ dày
- Cảm giác: Đau ở giữa lưng.
- Nguyên nhân: Loét dạ dày hoặc tá tràng có thể khiến cơn đau lan ra phía sau.
- Điều trị: Nội soi là phương pháp khẩn cấp để xem mức độ loét dạ dày đến đâu. Sau khi chẩn đoán, cần phải dừng ngay thuốc kháng viêm hoặc aspirin giảm đau, vì chúng có thể làm trầm trọng thêm vết loét và làm chảy máu dạ dày.
Nếu nội soi không cho thấy dấu hiệu của loét dạ dày, bạn có thể gặp vấn đề ở đại tràng, tuyến tụy hoặc sỏi thận. Các bác sĩ sẽ siêu âm cho bạn để tìm ra nguyên do chính xác dẫn đến nguyên nhân bệnh đau lưng của bạn.
Vảy nến
- Cảm giác: bệnh đau lưng khiến bạn có cảm giác đau ở phần dưới, khiến bạn ngủ không ngon. Các cơn đau thường xuất hiện lúc nửa đêm, sáng sớm thì biến mất. Các khớp trở nên đau, cứng nhắc, không linh hoạt và yếu dần đi.
- Nguyên nhân: Có thể bạn đang mắc phải căn bệnh da liễu rất phổ biến là bệnh vẩy nến (đặc trưng bởi các nốt đỏ dày đặc có vảy trên khuỷu tay, đầu gối, da đầu...). Hơn 10% các trường hợp, triệu chứng viêm khớp xuất hiện trước khi bị bệnh vẩy nến. Bạn có thể bị đau gót chân, một mắt đỏ, đau nhức, viêm gân hoặc viêm khớp ở các ngón chân, ngón tay.
- Điều trị: Chụp X-quang, MRI hoặc xạ hình có thể phát hiện tình trạng viêm đa khớp, bệnh vẩy nến. Việc điều trị bao gồm thuốc kháng viêm không steroid (không cortisone), thuốc bảo vệ dạ dày.
Thừa cân
- Cảm giác: đau ở lưng, chân, gối.
- Nguyên nhân: Cân nặng quá mức làm giãn cơ bắp, gây nên benh dau lung và các bệnh viêm xương khớp cột sống. Cần chú ý đến sự xấu đi của bệnh viêm xương khớp ở  xương hông và phía trên đầu gối. Cứ khi trọng lượng cơ thể tăng 1kg, phần cơ ở đầu gối sẽ phải gánh thêm 4kg quá tải.
- Điều trị: Cố gắng giảm cân, tập thể thao, chú ý vào các bài tập chống đau lưng kết hợp với một chế độ ăn uống phù hợp.
Đau xơ cơ
- Cảm giác: Đau lan toả toàn bộ cơ thể, dưới phần thắt lưng, không có giới hạn rõ ràng của vùng đau, có cảm giác đau sâu trong cơ, đau co thắt, đau như cắt hoặc đau rát bỏng ở một vùng gân, cơ hoặc tổ chức mềm quanh khớp.
- Nguyên nhân: Bệnh đau xơ cơ là hiện tượng do rối loạn hệ thống chống đau của cơ thể, cụ thể là do thiếu hụt serotonin làm giảm ngưỡng đau dẫn đến tăng cảm giác đau và rối loạn giấc ngủ.
- Điều trị: Ngoài dùng thuốc, bệnh nhân cần kết hợp với vật lý trị liệu như massage, nhiệt trị liệu, xoa bóp, châm cứu kết hợp điều trị tâm lý, ngoài giúp cải thiện đau xơ cơ, giúp cảm thấy dễ chịu hơn với bệnh đau lưng hoành hành.
Hình ảnh minh họa
Căng thẳng
- Cảm giác: Với các bệnh như bệnh đau lưng, nhức đầu, đau bụng... dần dần bạn càng cảm thấy tồi tệ.
- Nguyên nhân: Những biến đổi mạnh về tâm lý như lo lắng, căng thẳng, hồi hộp dễ dẫn đến những cơn đau kiểu này. Sự căng thẳng dễ gây nên đau thắt các cơ, làm bạn khó chịu.
- Điều trị: Bình tĩnh xử lý mọi chuyện, không vội vàng, hấp tấp. Bạn có thể thư giãn bằng cách tập thể thao, yoga, thái cực quyền, aerobic...